Giải bài 8 Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Giải bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa - Sách địa lí 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1. Dựa vào hình 8, hãy:

- Xác định các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới.

- Cho biết động đất và núi lửa tập trung nhiều nhất ở các khu vực nào trên thế giới.

Hướng dẫn giải:

 Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới.

* Các vành đai động đất:

  • Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.
  • Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
  • Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
  • Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê - rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.

* Các vành đai núi lửa:

  • Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.
  • Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.
  • Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
  • Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê - rinh qua Nhật Bản đến Phi - lip - pin.

- Động đất và núi lửa tập trung nhiều nhất ở các khu vực nào trên thế giới: Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 2. Dựa vào hình 6.2, hình 8 và kiến thức đã học, hãy trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo.

Hướng dẫn giải:

Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo: Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ nằm ờ nơi tiếp xúc của các màng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch cùa các mảng (tách rời hoặc xô hủc nhau):

  • Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lứa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á- Âu, mảng Nam Mĩ- Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sổng núi ngầm Đại Tây Dương.
  •  Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lừa cùng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc cùa mảng Bắc Mĩ và màng Nam Mĩ với mảng Thái Binh Dương hình thành nên hệ thông núi trỏ ở ria phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…

Câu 3. Tìm hiểu thông tin, cho biết ở Việt Nam đã từng xảy ra hiện tượng động đất và núi lửa ở đâu.

Hướng dẫn giải:

Ở Việt Nam đã từng xảy ra hiện tượng động đất và núi lửa như:

- Trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ năm 1923, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro.

- Hai trận trận động đất mạnh ghi nhận là động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,75 độ Richter, và động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ Richter

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải địa lí 10 kết nối tri thức, giải sách kết nối tri thức 10 môn địa lí, giải địa lí 10 sách mới bài 8, bài8 Thực hành Sự phân bố các vành đai động đất núi lửa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác