Giải bài 15 Sinh quyển

Giải bài 15: Sinh quyển - Sách địa lí 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Các thành phần khác trên Trái Đất. Giới sinh vật trên Trái Đât rất đa dạng và phức tạp. Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Hướng dẫn giải:

  - Khí hậu

  - Nước 

  - Đất

  - Địa hình

Hình thành kiến thức mới

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy cho biết sinh quyển là gì. Nêu phạm vi, giới hạn của sinh quyển.

Hướng dẫn giải:

  - Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đât, nơi có sự sông tồn tại.

  - Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống. Ranh giới trên cao tiếp xúc với lớp ô-dôn của khí quyển, ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở đáy lớp vỏ phong hoá trên đắt liền. Như vậy. sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyền (tầng đối lưu), toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyền.

Câu 2. Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:

- Trình bày các đặc điểm của sinh quyển.

- Lấy ví dụ về mỗi quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển, đất.

Hướng dẫn giải:

* Trình bày các đặc điểm của sinh quyển.

  - Sinh quyển có một sô đặc điêm cơ bản sau:

  - Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyên còn lại trong vỏ Trái Đât.

  - Sinh quyền có khả năng tích luỹ năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp cây xanh có thê tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Sau đó các năng lượng này được chuyên cho các cơ thê khác trong quá trinh dinh dưỡng....

  - Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất. Sinh quyên tác động đến sự thay đổi của các thành phân khí trong khí quyền, tham gia vào vòng tuân hoàn nước và quá trình trao đổi chât của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tô quan trọng trong quá trình hình thành đất.

* Lấy ví dụ về mỗi quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển, đất.

  - Sinh quyển với thủy quyển: Tham gia vào vòng tuần hoàn nước (Cây cối thoát hơi cung cấp hơi nước cho khí quyển). +

  - Sinh quyển với khí quyển: Cây xanh cung cấp khí oxy cho khí quyển, giúp điều hòa không khí. + 

  - Sinh quyển với đất: Lá cây rụng xuống đất bị phân hủy, cung cấp chất hữu cơ cho đất.

Câu 3. Dựa vào thông tin và hình 15 trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật

Hướng dẫn giải:

1. Khí hậu

  - Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

=> Ví dụ: Loài ưa nhiệt phân bố ở gần Xích Đạo, khu vực nhiệt đới…

  - Nước và độ ẩm không khí phù hợp là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

  - Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

-   Các đặc tính lí, hóa, độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

=> Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...

3. Địa hình

  - Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố của thực vật.

  • Lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
  • Hướng sườn có sự khác nhau về nhiệt, ẩm và ánh sáng nên thực vật phân bố khác nhau.

4. Sinh vật

  - Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

5. Con người

  - Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

  - Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

  - Khai thác rừng bừa bãi làm rừng thu hẹp...

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Luyện tập

Dựa vào hình 15, hãy nêu sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ (từ vùng nhiệt đới lên cực) và theo độ cao (ở vùng nhiệt đới).

Vận dụng

Tìm hiểu và cho biết tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải địa lí 10 kết nối tri thức, giải sách kết nối tri thức 10 môn địa lí, giải địa lí 10 sách mới bài 15, bài15 Sinh quyển

Bình luận

Giải bài tập những môn khác