Đáp án địa lí 10 kết nối bài 15: Sinh quyển

Đáp án bài 15: Sinh quyển. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học địa lí 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 15: SINH QUYỂN

Mở đầu

Câu hỏi: Các thành phần khác trên Trái Đất. Giới sinh vật trên Trái Đât rất đa dạng và phức tạp. Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Đáp án chuẩn

  - Khí hậu

  - Nước 

  - Đất

  - Địa hình

Hình thành kiến thức mới

Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy cho biết sinh quyển là gì. Nêu phạm vi, giới hạn của sinh quyển.

Đáp án chuẩn

Sinh quyển là phần của lớp vỏ Trái Đất nơi sự sống tồn tại. Giới hạn của sinh quyển bao gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển, và phần trên của thạch quyển.

Câu 2: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:

- Trình bày các đặc điểm của sinh quyển.

- Lấy ví dụ về mỗi quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển, đất.

Đáp án chuẩn

Đặc điểm của sinh quyển:

- Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng của các quyển khác trong vỏ Trái Đất.

- Sinh quyển có khả năng tích luỹ năng lượng thông qua quang hợp của cây xanh, tạo ra vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ.

- Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất, ảnh hưởng đến khí quyển, vòng tuần hoàn nước, và quá trình hình thành đất.

Ví dụ về mối quan hệ của sinh quyển với các quyển khác:

- Với thủy quyển: Cây cối thoát hơi nước cung cấp hơi nước cho khí quyển.

- Với khí quyển: Cây xanh cung cấp khí oxy và điều hòa không khí.

- Với đất: Lá cây rụng xuống đất phân hủy, cung cấp chất hữu cơ cho đất.

Câu 3: Dựa vào thông tin và hình 15 trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật

Đáp án chuẩn

1. Khí hậu

- Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp giúp sinh vật phát triển nhanh.

  - Ví dụ: Loài ưa nhiệt phân bố gần Xích Đạo.

- Nước và độ ẩm không khí phù hợp giúp sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng: Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đủ ánh sáng, cây chịu bóng sống trong bóng râm.

2. Đất

- Đặc tính lí, hóa, độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

  - Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác.

3. Địa hình

- Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố của thực vật.

  - Lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành các vành đai khác nhau.

  - Hướng sườn có sự khác nhau về nhiệt, ẩm và ánh sáng, nên thực vật phân bố khác nhau.

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố và phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

  - Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

  - Khai thác rừng bừa bãi làm rừng thu hẹp.

Luyện tập

Câu hỏi: Dựa vào hình 15, hãy nêu sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ (từ vùng nhiệt đới lên cực) và theo độ cao (ở vùng nhiệt đới).

Đáp án chuẩn

1. Theo độ cao có các kiểu phân bố:

  • Băng tuyết
  • Đài nguyên
  • Rừng lá kim
  • Rừng lá rộng ôn đới
  • Rừng nhiệt đới

2. Theo vĩ tuyến

  • Rừng nhiệt đới
  • Xa van
  • Hoang mạc và bán hoang mạc
  • Thảo nguyên ôn đới
  • Rừng lá rộng ôn dới
  • Rừng hỗn hợp
  • Rừng lá kim
  • Đài nguyên
  • Hoang mạc cực

Vận dụng

Nhiệm vụ: Tìm hiểu và cho biết tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta.

Đáp án chuẩn

* Cây chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì:

  - Địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, nhiều đất feralit thích hợp.

  - Vùng trung du với các đồi thấp, thuận lợi cho vùng chuyên canh chè.

  - Trồng chè là truyền thống, nhân dân có nhiều kinh nghiệm.

* Cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên vì:

  - Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho cây cà phê.

  - Nhiều vùng núi cao từ 1000 – 1500m phù hợp cho các giống cà phê.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác