Đáp án địa lí 10 kết nối bài 7: Nội lực và ngoại lực

Đáp án bài 7: Nội lực và ngoại lực. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học địa lí 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7  NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

Mở đầu

Câu hỏi: Địa hình bề mặt Trái Đất là kết quả tác động đồng thời và liên tục của nội lực và ngoại lực. Vậy hai lực này diễn ra ở đâu, do nguyên nhân nào và chúng tác động tới địa hình bê mặt Trái Đất ra sao?

Đáp án chuẩn

1) Nội lực

- Nội lực sinh ra trong lòng đất.

- Nguyên nhân: do sự phân hủy của các chất phóng xạ, các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, chuyển động tự quay của Trái Đất, sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...

- Tác động: Nội lực ảnh hưởng đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang.

2) Ngoại lực

- Ngoại lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

- Tác động: Ngoại lực ảnh hưởng thông qua ba quá trình: phong hóa, bào mòn, vận chuyển và bồi tụ.

Hình thành kiến thức mới

Câu 1: Đọc thông tin trong mục 1, hãy:

- Trình bày khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực.

- Kể tên các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực.

Đáp án chuẩn

* Khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực:

- Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan đến nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân hủy của các chất phóng xạ, các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, chuyển động tự quay của Trái Đất, sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng.

* Các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực:

- Những dạng địa hình do nội lực tạo ra thường có kích thước lớn như châu lục, các dãy núi cao,…

Câu 2: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy:

- Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực.

- Phân tích tác động của quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyền, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bê mặt Trái Đất.

Đáp án chuẩn

* Khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực:

- Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất do gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân chủ yếu là năng lượng bức xạ mặt trời.

* Tác động của phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa:

  + Phá huỷ và thay đổi đá, khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật.

  + Bao gồm phong hóa vật lí, hóa học và sinh học, tạo ra lớp vỏ phong hóa.

- Bóc mòn:

  + Di chuyển sản phẩm phong hoá bởi nước chảy, sóng biển, gió, băng hà.

  + Chia thành xâm thực (nước chảy), mài mòn (sóng biển, băng hà), thổi mòn (gió), tạo ra địa hình đa dạng.

- Vận chuyển và bồi tụ:

  + Vận chuyển: di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

  + Bồi tụ: tích tụ vật liệu tạo ra đồng bằng, bãi bồi.

Luyện tập

Câu hỏi: Nêu sự khác nhau của nội lực và ngoại lực (về khái niệm, nguyên nhân).

Đáp án chuẩn

1. Nội lực:

- Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân: sự phân huỷ của các chất phóng xạ, phản ứng hoá học toả nhiệt, chuyển động tự quay của Trái Đất, sự sắp xếp vật chất theo trọng.

2. Ngoại lực:

- Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân: nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

Vận dụng

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Câu 1: Các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bởi quá trinh nội lực hay quá trình ngoại lực, cụ thể là quá trình nào?

Đáp án chuẩn

Các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bởi quá trinh nội lực hay quá trình ngoại lực, cụ thể là quá trình vận chuyển và bồi tụ

Câu 2: Hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở Việt Nam.

Đáp án chuẩn 

  - Động Phong Nha (Quảng Bình)

  - Động Hương Tích (Hà Nội)

  - Động Thiên Hà,

  - Động Vân Trình (Ninh Bình)

  - Hang Pác Bó (Cao Bằng),

  - Động Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn), 

  - Động Sơn Mộc Hương (Sơn La), 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác