Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 7: Nội lực và ngoại lực
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 7: Nội lực và ngoại lực sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm nội lực và ngoại lực, nguyên nhân của chúng, tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Phân tích được sơ đồ, hình ảnh về tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất:
- Hình thành thế giới quan khoa học, khách quan, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Tôn trọng các quy luật tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh, mô hình về tác động của nội lực và ngoại lực, các dạng địa hình do nội lực và ngoại lực tạo ra,…
- Video về các hoạt động kiến tạo, động đất, núi lửa trên thế giới.
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS đối với kiến thức địa lí lớp 6 về quá trình nội lực và ngoại lực với bài học. Tạo hứng thú, kích thích sự tò mò của HS.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi mở đầu, HS suy nghĩ, trả lời
- Sản phẩm học tập: HS đưa ra những nhận định, ý kiến cá nhân về nội lực và ngoại lực: nguyên nhân, tác động,...
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình bày: Như chúng ta đã biết, các địa hình trên Trái Đất được mẹ thiên nhiên mài dũa và đã tạo ra bởi sự tác động của nội lực và ngoại lực. Vậy em hãy dự đoán xem hai lực này diễn ra ở đâu, do nguyên nhân nào và chúng tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất ra sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới. Bài 7. Nội lực và ngoại lực.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tim hiểu về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- Mục tiêu: Trình bày khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh ra nội lực, tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Nội dung: Đọc thông tin mục I, lắng nghe, trao đổi và đưa ra khái niệm, nguyên nhân và kể tên các dạng địa hình được hình thành do tác động của nội lực.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm nội lực, nguồn gốc của nội lực và các địa hình hình thành chủ yếu do nội lực.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày: Như đã nói ở phần khởi động, địa hình bề mặt Trái Đất là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này vừa là động lực vừa là nguyên nhân tác động tới tất cả các quá trình, các hiện tượng địa lí diễn ra trên bề mặt Trái Đất. - GV yêu cầu HS đọc thông tin ở mục Ia, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: + Nội lực là gì? + Nguồn gốc sinh ra nội lực là từ đâu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu tác động của nội lực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày: Nội lực tác động tới địa hình về mặt Trái Đất theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang. - GV chiếu video, giải thích cho HS hiểu vận động theo phương thẳng đứng tác động đến địa hình:https://www.youtube.com/watch?v=nKC9VbNuD_4 (từ 0:09 đến 0:45) - GV chiếu hình ảnh, giải thích cho HS hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. - GV chiếu video hiện tượng uốn nếp: https://www.youtube.com/watch?v=b96nLYsvfC8 - GV chiếu video về hiện tượng đứt gãy: https://www.youtube.com/watch?v=N6r3BpINeM0 - GV đặt câu hỏi: Nội lực tạo ra địa hình như thế nào? Kích thước của các dạng địa hình ra sao? - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết để biết thêm về hiện tượng uốn nếp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tập trung lắng nghe, quan sát video, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất a. Khái niệm - Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan đến nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. - Nguồn gốc sinh ra nội lực: + Do sự phân hủy các chất phóng xạ. + Do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt. + Do chuyển động tự quay của Trái Đất + Do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng
b. Tác động - Thông qua vận động theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang. *Vận động theo phương thẳng đứng: + Diễn ra ở khu vực rộng lớn + Làm bộ phận bị nâng lên, hạ xuống *Vận động theo phương nằm ngang: + Làm vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dần ở khu vực khác. + Gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. - Xu hướng của nội lực tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình. - Nội lực tạo ra các dạng địa hình kích thước lớn như châu lục, núi cao. - Ví dụ hình ảnh: Đứt gãy sông Hồng Biển Đỏ (địa hào) |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác