Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và phi địa đời; liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng các quy luật địa lí.
- Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, mô hình, tranh ảnh...), khai thác internet phục vụ môn học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất:
– Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
– Hình thành thế giới quan khoa học khách quan.
– Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Bản đồ giáo khoa treo tường về các đới khí hậu, các đới đất và các thảm thực vật trên Trái Đất.
- Tranh ảnh về các cảnh quan ở chân núi, đỉnh núi; bờ đông, bờ tây lục địa.
- Đối với học sinh
- SGK, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về sự phân bố của các thành phần tự nhiên với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
- Nội dung: Các thành phần trong vỏ địa lí có sự phân bố theo vĩ độ và theo độ cao theo các quy luật nhất định. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lấy ví dụ về sự phân bố các thành phần tự nhiên theo vĩ độ và theo độ cao.
- Sản phẩm học tập: Các ví dụ về sự phân bố của các thành phần tự nhiên theo vĩ độ và theo độ cao, có ví dụ đúng, ví dụ chưa đúng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lấy ví dụ về sự phân bố các thành phần tự nhiên theo vĩ độ và theo độ cao.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình:
Ví dụ các về sự phân bố khí hậu, đất và thực vật:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Các thành phần trong vỏ địa lí có sự phân bố theo vĩ độ và theo độ cao theo các quy luật nhất định. Để tìm hiểu kĩ hơn về các quy luật đó, chúng ta tìm hiểu Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy luật địa đới
- Mục tiêu:
- Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới; liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật địa đới.
- Nội dung: Đọc thông tin trong mục I, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới.
- Sản phẩm học tập: khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới; liên hệ được thực tế ở địa phương
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) theo kĩ thuật khăn trải bàn trong 5 phút: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới. - GV cho HS liên hệ về nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới ở nước ta. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi - GV phân tích nguyên nhân của tính địa đới và những biểu hiện của quy luật trong các thành phần tự nhiên của vỏ địa lí như khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, địa hình, các đới địa lí.... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời. - GV giải thích nguyên nhân các thành phần và cảnh quan thay đổi theo quy luật địa đới như sau: + Các vòng đai nhiệt phân bố chủ yếu dựa vào bức xạ mặt trời, bức xạ mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ, góc nhập xạ phụ thuộc vào vĩ độ. + Các vòng đai khí áp phụ thuộc vào các vòng đai nhiệt – địa đới. + Các đới gió chính phụ thuộc vào các đai khi áp – địa đới. + Tất cả các yếu tố khí hậu đều theo quy luật địa đới nên các đới khí hậu cũng mang tính địa đới. Ví dụ: Miền nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm nên máy móc, thiết bị hay bị hoen rỉ. Tính chất nóng ẩm của miền nhiệt đới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh nhiệt đới phát triển, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quy luật địa đới - Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực). - Biểu hiện: + Sự phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. + Sự phân bố các đại khí áp và các đới gió trên Trái Đất. + Các đới khí hậu trên Trái Đất. + Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất. - Ý nghĩa thực tiễn: Tính địa đới của thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất và đời sống. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu các biện pháp để thích ứng với điều kiện tự nhiên ở các đới thiên nhiên. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác