Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 3: THẠCH QUYỂN
BÀI 6: THẠCH QUYỂN, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng, vận dụng để giải thích nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh vẽ chuyển động của các mảng kiến tạo.
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ.
- Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (bản đồ, lược đồ, sơ đồ, mô hình, tranh ảnh,...), khai thác internet phục vụ môn học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Các mô hình về thạch quyển, mô hình về các mảng kiến tạo xô vào nhau và tách xa nhau. Bản đồ các mảng kiến tạo và các mạch núi trẻ trên thế giới, bản đồ các vành đai động đất, núi lửa.
- Video về các hoạt động kiến tạo, động đất, núi lửa trên thế giới,...
- Đối với học sinh
- SGK, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về các mảng kiến tạo của Trái Đất ở cấp học dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
- Nội dung: Bề mặt của Trái Đất vô cùng phong phủ, đa dạng. Nguyên nhân nào đã tạo nên điều đó Bề mặt của Trái Đất có thay đổi như thế nào trong lịch sử phát triển Trái Đất?
- Sản phẩm học tập: HS sẽ có nhiều ý kiến để giải thích dựa vào những kiến thức đã có từ THCS, HS sẽ rõ hơn khi hoàn thành hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Quan sát video và nêu nội dung của đoạn video?
https://www.youtube.com/watch?v=a9-mu6gN_uo (căts video từ đầu đến 1’14s)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình: bề mặt Trái Đất luôn có sự thay đổi, làm cho bề mặt Trái Đất rất phpng phú, đa dạng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bề mặt của Trái Đất vô cùng phong phú, đa dạng. Nguyên nhân nào đã tạo nên điều đó Bề mặt của Trái Đất có thay đổi như thế nào trong lịch sử phát triển Trái Đất? chúng ta cùng tìm hiểu Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thạch quyển
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
- Nội dung: Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:
- Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển.
- Sản phẩm học tập: khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, thảo luận theo cặp, Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy: · Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển. · Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Thạch quyển - Thạch quyền gồm vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng phía trên của manti, có độ dày khoảng 100 km, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. - Phân biệt Vỏ trái Đất và thạch quyển: + Vỏ Trái Đất là lớp ngoài cùng cấu tạo chủ yếu bởi các lớp đá cứng, độ dày dao động từ 5 – 70 km, chia ra hai kiểu vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ Trái Đất cấu tạo bởi tầng đá trầm tích, tầng granit và tầng badan. Giới hạn với manti là mặt Mô-hô. + Thạch quyền bao gồm cả vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng của manti trên, độ dày khoảng 100 km. Ranh giới dưới tiếp xúc với quyển mềm có tính chất quánh dẻo. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác