Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 27: Thực hành - vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 27: Thực hành - vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 27: THỰC HÀNH: VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xử lí, phân tích được bảng số liệu thống kê.

- Vẽ được biểu đồ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Nhận xét được bảng số liệu và biểu đồ theo yêu cầu.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực riêng:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng công cụ địa lí học như: bảng số liệu, biểu đồ.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Bảng số liệu sản lượng lương thực thế giới năm 2000 và năm 2019
  • Biểu đồ quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực thế giới năm 2000 và năm 2019.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò của HS vào bài học mới
  3. Nội dung: GV khái quát nội dung về cây lương thực và giới thiệu bài thực hành.
  4. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV khái quát nội dung về cây lương thực và giới thiệu bài thực hành.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ những hiểu biết của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bài 27: Thực hành.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Thực hành

  1. Mục tiêu: HS xử lí được số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ.
  2. Nội dung: Nội dung bài thực hành
  3. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho nội dung bài thực hành:

+ Tính cơ cấu sản lượng lương thực thế giới năm 2000 năm 2019.

+ Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 2000 và năm 2019.

+ Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực thế giới năm 2019 so với năm 2000.

- GV hướng dẫn HS xử lí số liệu cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới trong hai năm. GV yêu cầu HS tự đưa ra công thức dựa trên kiến thức toán học. Công thức: sản lượng cây lương thực cụ thể, tổng sản lượng lương thực x 100 (đơn vị %).

- GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ quy mô cơ cấu, lưu ý cách tính sự chênh lệch về bán kính giữa 2 năm.

- Dựa vào số liệu vừa tính, HS nhận xét được sự thay đổi quy mô, cơ cấu cây lương thực trên thế giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

- GV chuyển sang nội dung mới.

- Xử lí số liệu:

- Vẽ biểu đồ:

- Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu các cây lương thực trên thế giới năm 2019 so với năm 2000.

+ Về quy mô: sản lượng lượng thực thế giới tăng, tất cả các cây lương thực đều có xu hướng tăng lên (HS tính số lượng tăng để nêu dẫn chứng). Điều này phù hợp với việc nhu cầu lương thực hằng ngày của con người tăng lên và nhu cầu tinh bột cho sản xuất chăn nuôi trên thế giới cũng tăng lên. + Về cơ cấu: Nhìn chung trong cơ cấu cây lương thực của thế giới thì lúa gạo, lúa mì và ngô là ba cây lương thực chính, so với năm 2000 tỉ trọng cây ngô có xu hướng tăng lên so với lúa gạo, lúa mì và các cây lương thực khác, do nhu cầu sử dụng do cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn cho chăn nuôi.... ngày càng tăng, cũng nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ nhiều giống ngô cho năng suất cao ra đời, khiến sản lượng ngô tăng nhanh chóng.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác