Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 11: ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

BÀI 28: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí, xác định và lí giải được sự phân bố của các đối tượng địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học (tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn).

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức; liên hệ được thực tế địa phương, đất nước... để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn để thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống.

  1. Phẩm chất:

– Rèn luyện đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.

– Giáo dục thế giới quan khoa học.

– Ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án
  • Tranh ảnh, video,... về sản xuất công nghiệp trên thế giới, về tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất công nghiệp.
  • Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của HS đã học về ngành công nghiệp.

- Tạo hứng thú học tập, kích thích tò mò giúp HS nắm được bài học thông qua một số liên hệ thực tiễn để kết nối bài mới.

- Tạo tình huống có vấn đề để kết nối bài mới.

  1. Nội dung: Bằng những kinh nghiệm và kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế. Công nghiệp có những đặc điểm gì nổi bật? Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu những hiểu biết của mình về vai trò, đặc điểm, các nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố của sản xuất công nghiệp.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Bằng những kinh nghiệm và kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế. Công nghiệp có những đặc điểm gì nổi bật? Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp

  1. Mục tiêu:

– Trình bày được vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp.

– Rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp.

  1. Nội dung:

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày vai trò của ngành công nghiệp.

Câu 2. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy nêu đặc điểm của ngành công nghiệp.

Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày cơ cấu ngành công nghiệp. Sắp xếp các ngành công nghiệp: điện lực; khai thác than; thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; khai thác dầu khí; diện tử, tin học vào hai nhóm phù hợp.

  1. Sản phẩm học tập: vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giao nhiệm vụ cho HS khai thác thông tin: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày vai trò của ngành công nghiệp. Lấy ví dụ minh hoạ ở địa phương để lấy vai trò của ngành công nghiệp.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở bằng cách đặt câu hỏi: Sản phẩm công nghiệp có đặc điểm nào? Sự khác biết sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là gì?

- Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày cơ cấu ngành công nghiệp. Sắp xếp các ngành công nghiệp: điện lực; khai thác than; thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; khai thác dầu khí; diện tử, tin học vào hai nhóm công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp

- Công nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác động toàn diện tới sản xuất và đời sống:

+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư.

+ Góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Sản xuất công nghiệp có đặc điểm:

+ Gắn liền với máy móc và áp dụng công nghệ.

+ Có mức độ tập trung hoả, chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao

+ Tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn, lượng chất thải ra môi trường nhiều.

+ Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian do ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

+ Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hoả, ứng dụng công nghệ cao, đầy mạnh nghiên cứu và phát triển.

- Cơ cấu ngành công nghiệp là tổng thể các ngành, nhóm ngành tạo nên nền công nghiệp và mối quan hệ giữa chúng. Có nhiều cách phân loại công nghiệp, dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, cơ cấu ngành công nghiệp phân thành: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Sắp xếp:

+ Công nghiệp khai thác: khai thác than, khai thác dầu khí.

+ Công nghiệp chế biến: điện lực; thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; điện tử, tin học.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác