Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 4: KHÍ QUYỂN
BÀI 9: KHÍ QUYỂN, CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khi trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình.
- Trình bày được sự hình thành các đại khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất, một số loại gió địa phương.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
- Phân tích được các bảng số liệu, hình vẽ, bản đổi lược đồ một số yếu tố của khí quyển (nhiệt khí áp, gió, mưa,...).
- Giải thích được một số hiện tượng thời tiết và khí hậu trong thực tế.
- Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa là nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí sử dụng các công cụ địa lí học (bản đồ, sơ đồ, mô hình, tranh ảnh....), khai thác lnternet phục vụ môn học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tôn trọng các quy luật khí hậu.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Sơ đồ cấu trúc của khí quyển, các vòng đai nhiệt, khi áp, gió...
- Video, hình ảnh về các yếu tố khí hậu.
- Bản đồ, bảng số liệu... về nội dung khí quyển.
- Đối với học sinh
- SGK, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về khí hậu, các yếu tố khí hậu ở cấp học dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
- Nội dung:
- GV cho HS xem dự báo thời tiết và dẫn dắt vào bài: Trái Đất là hành tinh có kích thước đủ lớn giữ được bầu khí quyển bao quanh. Tất cả các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, khí áp, gió, mưa,... diễn ra trong khí quyển đều có những quy luật riêng, đồng thời có mối liên hệ và tác động lẫn nhau, tạo nên sự đa dạng, phức tạp của khí hậu Trái Đất. Các yếu tố khí hậu diễn ra như thế nào trong khí quyển?
- Sản phẩm học tập: HS dựa vào hiểu biết cá nhân để nêu ra các ý kiến, thông tin về các yếu tố khí hậu, các quá trình diễn ra trong khí quyển.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Xem dự báo thời tiết của nước ta ngày hôm qua và lắng nghe GV giới thiệu
https://www.youtube.com/watch?v=8S6kcRzlYcc
Các yếu tố nhắc đến trong Dự báo thời tiết của nước ta gồm: nhiệt độ, mây, mưa, gió,… là những yếu tố diễn ra trong khí quyển.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Trái Đất là hành tinh có kích thước đủ lớn giữ được bầu khí quyển bao quanh. Tất cả các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, khí áp, gió, mưa,... diễn ra trong khí quyển đều có những quy luật riêng, đồng thời có mối liên hệ và tác động lẫn nhau, tạo nên sự đa dạng, phức tạp của khí hậu Trái Đất. Các yếu tố khí hậu diễn ra như thế nào trong khí quyển? chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm khí quyển
- Mục tiêu: nêu được khái niệm khí quyển
- Nội dung: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 9.1, hãy:
- Nêu khái niệm khí quyển.
- Kể tên và xác định giới hạn của các tầng khí quyển.
- Sản phẩm học tập: khái niệm khí quyển
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trong thời gian 3 phút và thực hiện nhiệm vụ sau: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 9.1, hãy: · Nêu khái niệm khí quyển. · Kể tên và xác định giới hạn của các tầng khí quyển.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và dựa vào kiến thức đã học ở THCS, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các cặp đôi đứng lên trả lời. · Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. · Thành phần chính của khí quyển là không khí, bao gồm hỗn hợp các chất khí, chủ yếu là ni-tơ, o-xy và các chất khí khác, ngoài ra còn có bụi và các tạp chất khác. · Các tầng khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, và giới thiệu: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khi có nguồn gốc n khác nhau và khác biệt về tinh chất vật li. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chỉ tuyến và khối khi xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm khí quyển - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. - Thành phần chính của khí quyển là không khí, bao gồm hỗn hợp các chất khí, chủ yếu là ni-tơ, o-xy và các chất khí khác, ngoài ra còn có bụi và các tạp chất khác. - Giới hạn các tầng khí: + Tầng đối lưu: độ cao từ 8 – 16 km, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, không khí chủ yếu chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Tầng bình lưu, độ cao tới 51 – 55 km, nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí chuyển động theo chiều ngang, lớp ô-dôn (độ cao 20 – 25 km) giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. + Tầng giữa tới độ cao 80 – 85 km, nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao, còn -70°C đến -80°C. + Tầng nhiệt (tầng ion) tới độ cao khoảng 800 km, không khí cực loãng nhưng lại chứa nhiều ion mang điện tích âm hoạt động. + Tầng khuếch tán (tăng ngoài) không khí cực loãng, chủ yếu là heli và hydro. - Dựa vào tính chất, trên Trái Đất được chia thành bốn khối khí: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác