Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thứcbài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
\
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp,
- Nêu được một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
- Phân tích được những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở địa phương.
- Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp bền vững.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Sơ đồ, tranh ảnh về một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tranh ảnh, video vẽ mô hình nông nghiệp hiện đại và định hướng nông nghiệp tương lai.
- Đối với học sinh
- SGK, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về hình thành tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại và định hướng nông nghiệp trong tương lai với nội dung bài mới.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
- Nội dung: Nền nông nghiệp hiện đại và tương lai sẽ có nhiều thay đổi về cả cách thức sản xuất, sản phẩm, hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp,... do sự thay đổi của các điều kiện sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là gi? Trong tương lai sản xuất nông nghiệp trên thế giới sẽ thay đổi ra sao?
- Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Nền nông nghiệp hiện đại và tương lai sẽ có nhiều thay đổi về cả cách thức sản xuất, sản phẩm, hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp,... do sự thay đổi của các điều kiện sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là gi? Trong tương lai sản xuất nông nghiệp trên thế giới sẽ thay đổi ra sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Mục tiêu: Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Nội dung:
Câu 1. Trình bày quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Câu 2. Hãy phân biệt vai trò, đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Sản phẩm học tập: quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dùng phương pháp thuyết trình, giải thích những từ khó, đồng thời lấy ví dụ cụ thể về quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trong 5 phút hoàn thành PHT:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. - Vai trò: + Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp. + Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ, hạn chế tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. - Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: + Trang trại + Thể tổng hợp nông nghiệp + Vùng nông nghiệp (bảng 26 SGK trang 76) |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác