Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG, MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.

- Xác định và sử dụng được một số ứng của GPS và bản đồ số trong đời sống dong

  1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng được các ứng dụng của GPS và bản đồ số trong thực tế.
  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Sử dụng các ứng dụng của GPS và bản đồ số hiệu quả, lành mạnh.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số bản đồ và tập bản đồ.
  • Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính có định vị GPS.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: Để xác định vị trí của mình hay bất cứ đối tượng nào trên bản đồ số (bản đồ trực tuyến), người ta sử dụng ứng dụng GPS. Vậy GPS và bản đồ số là gì và chúng có những ứng dụng nào?
  2. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đóng vai tình huống:

+ Bạn A: Chào bạn. Bạn ơi cho mình hỏi đường đi từ trường mình đến Rạp chiếu phim quốc gia như thế nào?

+ Bạn B: Tớ cũng chưa đi bao giờ nên không biết đường. Làm thế nào bây giờ nhỉ?

+ Bạn A: À, tớ nhớ ra rồi, chúng ta sử dụng bản đồ để tìm đường đi.

+ Bạn B: Ừ nhỉ, vậy mà tớ không nghĩ ra. Cảm ơn bạn nhé.

- GV đặt câu hỏi: Ngoài bản đồ mà 2 bạn ở tình huống sử dụng tìm đường đi, hiện nay chúng ta còn sử dụng những thiết bị nào để tìm đường đi?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình: google map, GPS, bản đồ số,….

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bản đồ là công cụ học tập hữu ích trong môn Địa lí và được sử dụng nhiều trong đời sống. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng liên quan đến bản đồ như GPS, bản đồ số ngày càng đa dạng và tiện ích. GPS và bản đồ số là gi? GPS và bản đồ số có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

  1. Mục tiêu: Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
  2. Nội dung: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy nêu cách sử dụng bản đó trong học tập địa lí và đời sống.
  3. Sản phẩm học tập: cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu các bước sử dụng bản đồ như trong SGK.

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức của bản đồ đã học như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện bản đồ, bảng chú giải bản đồ,...

- GV yêu cầu trả lời: Dựa vào thông tin mục 1, hãy nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống?

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 3 phút, mỗi nhóm được phát một bản đồ và yêu cầu từng nhóm thực hành về việc sử dụng bản đồ vào học tập môn địa lí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chủ động khai thác thông tin, liên hệ kiến thức đã học về bản đồ để hoàn thành sản phẩm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời và đại diện các nhóm trình bày nội dung bản đồ của nhóm mình thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

Cách sử dụng bản đồ:

- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.

- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

- Hiểu các yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ

- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác