Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ – biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng...
- Nhận biết các phương pháp thể hiện đối tượng địa lí trên các bản đồ bất kì.
- Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (atlat địa lí, bản đồ,...), khai thác internet trong học tập.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: phát hiện phương pháp biểu hiện ở từng bản đồ cụ thể, có thể tự xây dựng và xác định từng phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ theo yêu cầu,....
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Trân trọng các sản phẩm bản đồ trong quá trình sử dụng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Một số bản đồ giáo khoa treo tường mà nội dung được trình bày bằng một số phương pháp thể hiện bản đồ thông dụng (như các phương pháp được trình bày trong SGK).
- Một số tập bản đồ
- Bảng phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Đối với học sinh
- SGK, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về kiến thức bản đó đã học ở các lớp dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
- Nội dung: Khi xây dựng bản đồ, để thể hiện các đối tượng trong thực tế lên bản đồ, người ta dùng các phương pháp khác nhau. Vậy có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đỏ có gì khác biệt?
- Sản phẩm học tập: HS sẽ có nhiều ý kiến và không nhất thiết phải trả lời đúng. HS sẽ rõ hơn khi hoàn thành hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Các bản đồ địa lí có nội dung rất phong phú và đa dạng, bao gồm các đối tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội. Muốn sử dụng, khai thác bản đồ có hiệu quả, chúng ta phải có những hiểu biết về các phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ. Có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Để khai thác bản đồ hiệu quả chúng ta cần có các phương pháp biểu hiện đối tượng trên bản đồ. Vậy có những phương pháp thể hiện đối tượng nào trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt? chúng ta cùng tìm hiểu Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Tìm hiểu các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Mục tiêu: Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí lên bản đó thông dụng như: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đó – biểu đó, phương pháp chăm điểm, phương pháp khoanh vùng.
- Nội dung:
- Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 2.1, hãy trình bày phương pháp kí hiệu (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).
- Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 2.2, hãy trình bày phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).
- Dựa vào thông tin trong mục 3 và hình 2.3, hãy trình bày phương pháp bản đồ – biểu đồ (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).
- Dựa vào thông tin trong mục 4 và hình 2.4, hãy trình bày phương pháp chấm điểm (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).
- Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoảnh vùng (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).
- Sản phẩm học tập: đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện của các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 5 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép: Vòng 1: nhóm chuyên gia: GV phân nhiệm vụ thảo luận trong 5 phút + Nhóm 1: Tìm hiểu đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện của phương pháp kí hiệu. + Nhóm 2: Tìm hiểu đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện của phương pháp kí hiệu đường chuyển động + Nhóm 3: Tìm hiểu đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ + Nhóm 4: Tìm hiểu đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện của phương pháp chấm điểm + Nhóm 5: Tìm hiểu đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện của phương pháp khoanh vùng.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Các thành viên của nhóm chuyên gia di chuyển như sơ đồ và trả lời câu hỏi: Phân biệt các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận nhóm theo nhóm chuyên gia và di chuyển để thảo luận nhóm mảnh ghép, trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Phương pháp kí hiệu: - Đối tượng thể hiện: Đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không biểu hiện trên bản đó theo tỉ lệ. – Hình thức thể hiện: dùng các kí hiệu khác nhau, đặt kí hiệu chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ. - Khả năng thể hiện: thể hiện được về mặt chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố của đối tượng thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước,... của kí hiệu. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: – Đối tượng thể hiện: các đối tượng và hiện tượng có sự di chuyển. - Hình thức thể hiện: dùng các mũi tên. - Khả năng thể hiện: thể hiện hướng, số lượng, chất lượng của hiện tượng. 3. Phương pháp bản đồ – biểu đồ - Đối tượng thể hiện: giá trị của đối tượng theo từng lãnh thổ. - Hình thức thể hiện: dùng các biểu đồ khác nhau đặt vào lãnh thổ. - Khả năng thể hiện: thể hiện được số lượng, chất lượng của đối tượng. 4. Phương pháp chấm điểm: - Đối tượng thể hiện: đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ. - Hình thức thể hiện: dùng các điểm chấm, mỗi điểm chấm ứng với một số lượng của đối tượng nhất định. - Khả năng thể hiện: chủ yếu thể hiện về mặt số lượng của đối tượng. 5. Phương pháp khoanh vùng: - Đối tượng thể hiện: đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. - Hình thức thể hiện: dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó - Khả năng thể hiện: thể hiện được sự phân bố của đối tượng. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác