Soạn giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
BÀI 1: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khái quát được những đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống,
- Liên hệ kiến thức môn Địa lí đã học, mối quan hệ giữa kiến thức môn Địa lí và kiến thức các môn học có liên quan.
- Xác định được các ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí, giải thích được tại sao kiến thức môn Địa lí lại có lợi thể và phát huy tốt trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ la sử dụng công cụ lí họ môn học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn để thực tiễn.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Yêu thích và gắn bó với nghề nghiệp liên quan đến môn Địa lí.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh, video về đặc điểm môn Địa lí, các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.
- Thông tin tham khảo về một số ngành nghề có liên quan đến kiến thức môn Địa lí.
- Các phương tiện địa lí khác: bản đồ, atlat, số liệu....
- Đối với học sinh
- SGK, đồ dùng học tập
- Átlat Địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về kiến thức và vai trò của môn Địa lí đã học ở cấp học dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tỏ mỏ của HS.
- Nội dung: Theo em, những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn Địa lí?
- Sản phẩm học tập: HS sẽ có nhiều ý kiến trả lời dựa trên hiểu biết của bản thân. Các ý kiến có thể đúng hoặc chưa đúng về các ngành nghề có liên quan đến kiến thức môn Địa lí.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình bày: Địa lí là một ngành khoa học có lịch sử phát triển lâu đời, có tính đặc thù bởi nó là một hệ thống khoa học, gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Địa lí được giảng dạy từ lâu trong nhà trường, là một trong những môn học có tác dụng giáo dục to lớn và liên quan tới nhiều ngành nghề trong cuộc sống.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn Địa lí?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình:
- Giáo viên dạy địa lý ...
- Nhà nghiên cứu địa lý - địa chất, ...
- Công tác quy hoạch môi trường phân vùng kinh tế ...
- Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Địa lí được giảng dạy từ lâu trong nhà trường, là một trong những môn học có tác dụng giáo dục to lớn và liên quan tới nhiều ngành nghề trong cuộc sống. Vậy những ngành nghề nào liên quan đến môn địa lí, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông
- Mục tiêu:
- Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí
- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
- Nội dung: Đọc thông tin trong mục 1, hãy:
- Nêu đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Cho biết vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống.
- Sản phẩm học tập: đặc điểm và vai trò của môn Địa lí
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV khái quát chương trình Địa lí ở THCS và cho HS liên hệ những kiến thức địa lí đã được học, kết hợp với khai thác thông tin trong mục 1 SGK tr5, thảo luận theo cặp đôi trong 3 phút : Em hãy nêu đặc điểm và vai trò của môn Địa lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chủ động khai thác thông tin, liên hệ kiến thức địa lí đã học để hoàn thành sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời theo ý hiểu của mình: - Đặc điểm của môn Địa lí: + thuộc nhóm môn khoa học xã hội. + Môn Địa lí mang tính tổng hợp. + Môn Địa lí có tính liên môn. - Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống: + Giúp các em có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa là trong đời sống. + Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm đối với môi trường. + Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống. + Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV chuyển nội dung tiếp theo: Với đặc điểm và vai trò như vậy, môn Địa lí có liên quan tới những ngành nghề nào trong cuộc sống? Thì chúng ta chuyển sang nội dung phần 2. | 1. Đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông - Đặc điểm của môn Địa lí: + Là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội. + Môn Địa lí mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. + Môn Địa lí có tính liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,..... - Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống: + Giúp các em có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa là trong đời sống. + Củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông. + Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm đối với môi trường. + Làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi ngày càng thêm phong phú. + Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống. + Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác