Giải bài 2 Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Giải bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Sách địa lí 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Mở đầu
Có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?
Hướng dẫn giải:
1. Phương pháp kí hiệu: dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: thể hiện sự di chuyển các đối tượng, hiện tượng kinh tế -xã hội
3. Phương pháp bản đồ - biểu đố: thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ
4. Phương pháp chấm điểm: thể hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ
5. Phương pháp khoanh vùng: thể hiện các đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều
Hình thành kiến thức mới
Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 2.1, trình bày phương pháp kí hiệu (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).
Hướng dẫn giải:
- Đối tượng: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa li phân bố theo những điểm cụ thể (đỉnh núi, các mỏ khoáng sản,...) hay những đối tượng tập trung trên những diện tich nhỏ mà không thẻ biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ (nhà máy, điểm dân cư, trường học... ).
- Hình thức: Trên bản đỏ, người ta dùng các dạng kí hiệu bản đổ khác nhau để thể hiện cho từng đối tượng, được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
- Khả năng: Phương pháp kí hiệu có khả năng thể hiện về mặt chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố của đối tượng thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước.... của kí hiệu.
Bình luận