Giải SBT bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Giải bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất- Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Kinh tuyến nằm giữa múi giờ số 7 là kinh tuyến
A. 75 độ Đ
B. 75 độ T
C. 105 độ Đ
D. 105 độ T
Trả lời: C
2. Theo quy định, những địa điểm thuộc kinh tuyến nào dưới đây được đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất?
A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0 độ.
B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180 độ.
C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90 độ.
D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90 độ T.
Trả lời: A
3. Một số nơi Trái Đất xảy ra hiện tượng "đêm địa cực" khi
A. ngày dài 24h
B. đêm dài 24h
C. đêm dài 12h
D. ngày dài 12h
Trả lời: B
4. Trong khi bán cầu Bắc đang là mùa đông thì ở bán cầu Nam là
A. mùa xuân
B. mùa hạ
C. mùa thu
D. mùa đông
Trả lời: B
5. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì
A. quanh năm đều là ngày
B. sự sống vẫn tồn tại
C. ngày, đêm trên Trái Đất dài một năm
D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn
Trả lời: A
Câu 2: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn văn dưới đây.
Trả lời:
Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Tuy nhiên, Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.
Câu 3: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau:
Trả lời:
1. Trên Trái Đất được chia làm 24 múi giờ.
2. Mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
3. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế
4. Việt Nam nằm trong múi giờ số 7
5. Kinh tuyến đổi ngày là kinh tuyến 180 độ
Câu 4: Em hãy đọc đoạn thông tin sau và cho biết vì sao có sự chênh lệch thời gian ở 2 hòn đảo này.
ĐẢO HÔM QUA VÀ ĐẢO NGÀY MAI
Hai hòn đảo Đại-ô-min Lớn (Big Diomede) thuộc Liên bang Nga và Đại-ô-min Nhỏ (Little Diomede) thuộc Hoa Kỳ nằm trên eo biển Bê-ring (Bearing), Thái Bình Dương nổi tiếng là hai trong số ít những nơi con người có thể “du hành ngược thời gian”. Chúng nằm ở hai bên đường đổi ngày quốc tế, vì thế chỉ cách nhau 3,8 km nhưng đồng hồ của hai hòn đảo lại lệch nhau tới 21 giờ. Khi ở Liên bang Nga đã sang ngày mới, Hoa Kỳ vẫn là ngày hôm qua. Du khách đứng từ đảo Đại-ô-min Lớn và nhìn sang Đại-ô-min Nhỏ có thể thấy “ngày hôm qua” và ngược lại. Vì sự chênh lệch thời gian này, Đại-ô-min Lớn còn có tên gọi là đảo Ngày Mai (Tomorrow Island), còn Đại-ô-min Nhỏ là đảo Hôm Qua (Yesterday Island).
Trả lời:
- Có sự chênh lệch thời gian ở 2 hòn đảo Hôm Qua và đảo Ngày Mai vì:
+ Hai hòn đảo nằm ở hai bên đường đổi ngày quốc tế, từ đảo Ngày Mai đi sang đảo Hôm Qua là đi từ tây sang đông, đi qua đường chuyển ngày quốc tế nên phải lùi 1 ngày lịch.
+ Ngược lại, từ đảo Hôm Qua đi sang đảo Ngày Mai là đi từ đông sang tây, đi qua đường chuyển ngày quốc tế nên phải tăng 1 ngày lịch.
Câu 5: Em hãy nối các ý ở cột A, cột C với các ý ở cột B sao cho phù hợp với các mùa ở 2 bán cầu theo dương lịch.
Trả lời:
Câu 6: Dựa vào nội dung mục II, bài 5 trong SGK, em hãy hoàn thành nội dung bảng sau:
Trả lời:
Độ dài ngày đêm | |||||
Thời điểm | Xích đạo | Chí tuyến Bắc | Chí tuyến Nam | Vòng cực Bắc | Vòng cực Nam |
21 - 3 | Bằng nhau | Bằng nhau | Bằng nhau | Bằng nhau | Bằng nhau |
22 - 6 | Bằng nhau | Ngày dài hơn đêm | Đêm dài hơn ngày | Ngày dài hơn đêm | Đêm dài hơn ngày |
23 - 9 | Bằng nhau | Bằng nhau | Bằng nhau | Bằng nhau | Bằng nhau |
22 - 12 | Bằng nhau | Đêm dài hơn ngày | Ngày dài hơn đêm | Đêm dài hơn ngày | Ngày dài hơn đêm |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận