Giải SBT bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

Giải bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp- Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

1. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm trang trại?

A. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

B. Được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C. Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.

D. Quy mô sản xuất (đất đai, vốn,...) tương đối lớn.

Trả lời: B

2. Hình thức nào là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? 

A. Trang trại.

B. Hợp tác xã nông nghiệp.

C. Thể tổng hợp nông nghiệp.

D. Vùng nông nghiệp.

Trả lời: D

3. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là

A. loại bỏ được tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

B. đảm bảo lương thực, thực phẩm cho vùng.

C. sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.

D. nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: C

4. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây có mối liên kết chặt chế giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp?

A. Trang trại.

B. Khu nông nghiệp công nghệ cao 

C. Thể tổng hợp nông nghiệp.

D. Vùng nông nghiệp.

Trả lời: D

5. Nông nghiệp xanh còn có tên gọi khác là

A. nông nghiệp sinh thái 

B. nông nghiệp hữu cơ

C. nông nghiệp vô cơ

D. nông nghiệp công nghệ cao

Trả lời: B

Câu 2: Dựa vào nội dung trong SGK, em hãy điền thông tin vào chỗ trống (....) để hoàn thành đoạn thông tin sau.

Trả lời: 

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác sản xuất cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

Câu 3: Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B.

Trả lời: 

Câu 4: Những nhận định sau đây về vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là đúng (Đ) hay sai (S)? Hãy đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi nhận định.

Trả lời: 

Câu 5: Dựa vào nội dung trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện vai trò của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sau:

Trả lời:

- Trang trại:

+ Là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường)

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hội,...

- Thể tổng hợp nông nghiệp:

+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

+ Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.

- Vùng nông nghiệp:

+ Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng

+ Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

Câu 6: Em hãy sưu tầm thông tin về một khu nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới hoặc ở Việt Nam.

Trả lời: 

- Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (AHTP)) là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam với diện tích 88,17 ha tọa lạc tại Củ Chi có kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước. Khu này đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc các lĩnh vực như sản xuất giống cây trồng gồm sản xuất hoa lan, cây kiểng và hoa các loại, sản xuất rau sạch, sản xuất nấm, cây dược liệu, sản xuất giống cá cảnh như cá dĩa và cá chép Koi và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.

- Khu Nông nghiệp Công nghệ cao được chính thức đi vào hoạt động vào tháng 04/2010 tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, nằm trên tuyến đường đi địa đạo Củ Chi và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 44 km về phía Tây Bắc, thuận tiện Giao thông đi các tỉnh. Khu Nông nghiệp Công nghệ cao được xây dựng theo Quyết định số 3534/QĐ-UB ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh có diện tích 88,17 ha với tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

- Khu này được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phục vụ quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà thí nghiệm, hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao công nghệ, hệ thống viễn thông ….

- Hiện có 14 nhà đầu tư đăng ký hoạt động, cùng với 4 trung tâm trực thuộc Ban quản lý là:

+ Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao

+ Trung tâm Khai thác Hạ tầng

+ Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải địa lí 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn địa lí, giải địa lí 10 sách mới bài 27, bài 27 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác