Soạn giáo án địa lí 10 chân trới sáng tạo Bài 27: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 27: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 27: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP, VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Nêu được một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
- Phân tích được những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.
2. Năng lực
- Năng lực chung: phát triển các năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới; phát triển các năng lực năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua làm việc nhóm.
- Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc giải thíchđược những định hướng phát triển nông nghiệp thế giới trong tương lai; tìm kiếm, chọnlọc thông tin từ các tài liệu phù hợp với nội dung bài; vận dụng được các kiến thức đã họcvào việc giải thích thực tế tổ chức sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và lĩnh hội kiến thức về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, những vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp; tôn trọng và có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- Hình ảnh trong bài 27
2. Đối với học sinh
SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi: Kể tên một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới hiện nay màem biết.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đọc nhanh các mục trong SGK: Kể tên một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới hiện nay màem biết.
- GV giao nhiệm vụ kết hợp sử dụng kĩ thuật KWLH, yêu cầu các nhóm HS điền vào các cột K và cột W trong bảng.
K (đã biết) | W(muốn biết) | L(học được) | H (cách học) |
|
|
|
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc nhanh nội dung SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân
- GV cổ vũ, khích lệ HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 3 phút, GV mời ngẫu nhiên một HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số HS khác bổ sung câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển nông nghiệp cần phải tiến hành tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hợp lí. Vậy, hiện nay, những hình thức tổ chức lãnh thổ nào đang phổ biến ? Những vấn đề nào cần chú ý trong phát triển nền nông nghiệp hiện đại? Tương lai nông nghiệp thế giới định hướng ra sao?– Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
a. Mục tiêu:
- Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Phân biệt được vai trò, đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
b. Nội dung: HS dựa vào thông tin trong bài, bảng 27 và những hiểu biết của bản thân để trả lờicác câu hỏi sau:
- Trình bày quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào thông tin trong bài, bảng 27 và những hiểu biết của bản thân để trả lờicác câu hỏi sau: + Trình bày quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. + Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hồ trợ HS khi cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. - Vai trò: + Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế – xã hội của các vùng lãnh thổ, các nước trên thế giới. + Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội. + Tạo các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau. - Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: + Trang trại + Thể tổng hợp nông nghiệp + Vùng nông nghiệp (bảng 27SGK) |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác