Soạn giáo án địa lí 10 chân trới sáng tạo Bài 20: cơ cấu dân số (1 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 20: cơ cấu dân số (1 tiết) sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 20: CƠ CẤU DÂN SỐ (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được các loại cơ cấu dân số; cơ cấu sinh học (tuổi và giới), cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hoá),
- Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lí; nhận xét, phân tích số liệu thống kê về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế; giải thích được một số hiện tượng về dân số trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong học tập để nâng cao trình độ bản thân cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
- Quan tâm, ủng hộ và tuyên truyền các chính sách dân số của quốc gia.
- Tôn trọng, lắng nghe, thân thiện và hợp tác tốt với bạn bè trong quá trình học tập để để ra các biện pháp giải quyết các vấn đề về cơ cấu dân số nước ta.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- Hình ảnh, phiếu học tập, bảng số liệu tỉ lệ nam và nữ của các châu lục...
2. Đối với học sinh
SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức cho HS.
- Phát huy năng lực tìm kiếm, xử lí thông tin và củng cố kiến thức cần thiết cho HS.
b. Nội dung: GV đưa ra một bức tranh (GV tự lựa chọn) yêu cầu HS đề xuất cách phân nhóm các thành viên trong gia đình mình và chia sẻ với cả lớp.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra một bức tranh (GV tự lựa chọn) yêu cầu HS đề xuất cách phân nhóm các thành viên trong gia đình mình và chia sẻ với cả lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc nhanh nội dung SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân
- GV cổ vũ, khích lệ HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 3 phút, GV mời ngẫu nhiên một HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số HS khác bổ sung câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một biểu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số của các nước trên thế giới không giống nhau. Vậy, cơ cấu dân số có những loại nào? Mỗi loại cơ cấu dân số có những đặc điểm gì nổi bật? Vì sao cơ cấu dân số khác nhau giữa các quốc gia? Chúng ta tìm hiểu – Bài 20 cơ cấu dân số.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Tìm hiểu cơ cấu dân số
a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, đặc điểm, ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo giới, theo tuổi, theo lao động và theo trình độ văn hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
b. Nội dung: HS làm việc theo kĩ thuật "Think – Pair – Share".
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập, sơ đồ hoá kiến thức của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc SGK về hội dung cần tìm hiểu. Sau đó, GV giao nhiệm vụ, HS làm việc cả nhân, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi theo nhiệm vụ được phân công. + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về cơ cấu dân số theo giới. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về cơ cấu dân số theo tuổi. + Nhóm 5, 6. Tìm hiểu về cơ cấu dân số theo lao động. + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Cơ cấu dân số theo giới tính - Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục. - Cơ cấu dân số theo giới tác động tới sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. 2. Cơ cấu dân số theo tuổi - Dựa vào khoảng cách tuổi, thông thường cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành hai loại: + Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm (khoảng cách 5 năm được sử dụng nhiều hơn). + Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 – 14 tuổi, 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên. - Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên, các nước trên thế giới có thể chia thành nước có cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ. - Để biểu hiện cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu ổn định và kiểu thu hẹp: + Kiểu mở rộng (tháp hình tam giác): tháp dân số có dáng nhọn, đáy rộng, càng lên phía đỉnh tháp càng hẹp lại; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh, phần lớn dẫn thuộc nhóm tuổi trẻ. + Kiểu ổn định (tháp hình chuông); tháp dân số có dạng nhọn, song có chiều cao lớn hơn; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình đang tăng dần. + Kiểu thu hẹp (tháp hình nấm): tháp dân số không còn dáng nhọn, đầy tháp hẹp lại; sự chênh lệch về độ rộng giữa đáy và đỉnh tháp không đáng kể; thể hiện tỉ suất sinh và tử đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. 3. Cơ cấu dân số theo lao động Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. a. Nguồn lao động - Nguồn lao động thường được chia thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế (thường xuyên hoặc không thường xuyên) và dân số không hoạt động kinh tế (gồm học sinh, sinh viên và những người không tham gia lao động). b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế sáng tạo - Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực: khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản); khu vực II (công nghiệp và xây dựng); khu vực III (dịch vụ). 4. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá, người ta thường dựa vào: + Tỉ lệ người biết chữ (của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên). +Số năm đi học trung bình (của nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên). |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác