Soạn giáo án địa lí 10 chân trới sáng tạo Bài 18: quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 18: quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (2 tiết) sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 18: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới; liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
2. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học
- Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, tôn trọng tự nhiên, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- sơ đồ các vành đai thực vật, hình ảnh, bảng biểu, phiếu học tập,...
2. Đối với học sinh
SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS hiểu được một số từ khóa trong bài: địa đới, phi địa đới, địa ô, đai cao làm cơ sở tìm hiểu nội dung bài học.
b. Nội dung: HS bốc thăm giải thích các từ khoá: địa đới, phi địa đới, địa ô, đại cao.
c. Sản phẩm học tập: Nội dung trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị bốn lá thăm có chứa bốn từ: địa đới, phi địa đới, địa ô, đai cao và yêu cầu HS suy ngẫm, tra cứu thông tin để tìm hiểu ý nghĩa của bốn từ trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc nhanh nội dung SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- GV cổ vũ, khích lệ HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 3 phút, GV mời ngẫu nhiên một HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số HS khác bổ sung câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của lượng bức xạ mặt trời và nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã làm cho các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí có sự thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra theo vĩ độ, theo kinh độ và theo độ cao địa hình tạo nên quy luật địa đới và quy luật phi địa đới trong vỏ địa lí. Vậy, các thành phần, cảnh quan địa lí sẽ thay đổi như thế nào theo các quy luật này? – Bài 18: Quy luật địa đới và phi địa đới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy luật địa đới
a. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đời.
- Kết hợp quan sát các hình 9.1, 11.1, 16.1, 16.2 để tìm hiểu, khai thác thông tin về biểu hiện của quy luật.
b. Nội dung: HS đọc SGK, quan sát các hình 9,1, 11,1, 16.1, 16.2 kết hợp với kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi về khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ: + Đọc SGK và trả lời câu hỏi. Thế nào là quy luật địa đời? Cho biết nguyên nhân sinh ra quy luật này. + Quan sát các hình 9.1, 11.1, 16.1, 16.2 kết hợp với kiến thức đã học để tìm hiểu sự phân bố các thành phần và cảnh quan địa lí theo chiều từ Xích đạo về hai cực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày về khái niệm, nguyên nhân sinh ra quy luật địa đới. Mỗi nhóm bốc thăm trình bày về sự phân bố của một thành phần và cảnh quan địa lí theo chiều từ Xích đạo về hai cực. - GV mời HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Quy luật địa đới - Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực). - Nguyên nhân sinh ra quy luật địa đới là do Trái Đất hình cầu làm cho góc nhập xạ (góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất) thay đổi từ Xích đạo về hai cực. Do đó, lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi, tác động đến sự phát triển, phân bố của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. - Biểu hiện của quy luật địa đới là sự phân bố một cách có quy luật, theo chiều từ Xích đạo về hai cực của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí. + Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: từ Xích đạo về hai cực gồm vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hoà, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng giá vĩnh cửu. + Các đại khí áp và các đới gió chính: từ Xích đạo về hai cực gồm đại áp thấp xích đạo, hai đại áp cao cận nhiệt đới, hai đại áp thấp ôn đới và hai đại áp cao địa cực. Mỗi bán cầu, từ Xích đạo về cực đều có đới gió Mậu dịch, đới gió Tây ôn đới và đới gió Đông cực. + Các đới khí hậu: từ Xích đạo về hai cực lần lượt có các đới khí hậu xích đạo (chung cho cả hai bán cầu), cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực. + Các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính: từ Xích đạo về hai cực có các kiểu thảm thực vật chính như: rừng nhiệt đới, xích đạo; xavan, cây bụi; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; hoang mạc, bán hoang mạc; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng cận nhiệt ẩm; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; đài nguyên; hoang mạc lạnh. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác