Soạn giáo án địa lí 10 chân trới sáng tạo Bài 4: trái đất, thuyết kiến tạo mảng (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 4: trái đất, thuyết kiến tạo mảng (2 tiết) sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 4: TRÁI ĐẤT, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Năng lực ngôn ngữ: rèn luyện sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện chính xác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.
- Năng lực riêng:
· Năng lực nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.
3. Phẩm chất
Khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học của HS để tìm hiểu sự hình thành củaTrái Đất và giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 10, Giáo án.
- Một số mẫu đá và khoáng vật, hình ảnh, sơ đồ về các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi có liên quan về nguồn gốc hình thành Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng phương pháp “Nêu vấn đề” nhằm kích thích động cơ học tập và khả năng tư duy của HS để giải quyết câu hỏi:
+ Trái Đất có nguồn gốc từ đâu?
+ Vỏ Trái Đất có phải là lớp vỏ liên tục bao quanh bề mặt Trái Đất hay không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HStrao đổi với nhau để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trình bày câu trả lời của mình.
- GV mời các HS khác nêu ý kiến (đồng ý hoặc không đồng ý)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng hợp lại những ứng dụng được thể hiện trong hình ảnh, video đã giới thiệu.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời (theo thứ tựxa dần Mặt Trời). Cho đến nay, Trái Đất vẫn là hành tinh duynhất có sự sống mà chúng ta biết. Vậy, Trái Đất được hình thànhnhư thế nào? Sự dịch chuyển cácmảng kiến tạo đã làm thay đổiđịa hình bể mặt Trái Đất ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay – Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Trái Đất
a. Mục tiêu: Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất.
b. Nội dung: HS đọc và quan sát hình ảnh trong mục I (SGK tr.21-22) để trả lời các câu hỏi của GV.
* GV sử dụng phương pháp “đóng vai” nhằm kích thích động cơ học tập và khả nằn tư duy của HS.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tự chọn nhóm (mỗi nhóm gồm 3-4 HS), đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục I (SGK tr.21-22), sau đó tiến hành dựng một vở kịch. Nội dung vở kịch do HS tùy ý sáng tạo, tuy nhiên, cần hướng tới hoàn thành yêu cầu: Em hãy mô tả quá trình hình thành Trái Đất. - GV cho HS quan sát video ngắn tóm lược về sự hình thành của Trái Đất: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục I (SGK tr.21-22), sau đó thảo luận, xây dựng tình huống mô tả về sự hình thành Trái Đất. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm trình bày tình huống của nhóm mình. - Các nhóm còn lại quan sát, đưa ra nhận xét về phần trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét tình huống và quá trình xử lí tình huống của các nhóm, tuyên dương các nhóm có phần trình bày ấn tượng. - GV chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Nguồn gốc hình thành Trái Đất - Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất tuy nhiên theo quan niệm chung nhất, những thiên thể trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm. - Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau. Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, nơi nhiệt độ tăng lên rất cao và các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành Mặt Trời. - Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cũng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất. - Khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay thì trong lòng Trái Đất đã bắt đầu diễn ra quá trình tăng nhiệt. Sự tăng nhiệt đó làm nóng chảy vật chất ở bên trong và sắp xếp thành các lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất như hiện nay. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác