Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 36 Địa lí ngành thương mại

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 36 Địa lí ngành thương mại - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quy mô dân số, nguồn lao động, phân bố dân cư, phong tục tập quán, mức sống,... ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố thương mại?

  • A. Tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại.
  • B. Ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại.
  • C. Ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu ngành thương mại.
  • D. Ảnh hưởng tới cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại.

Câu 2: Các quốc gia đầu tiên của Liên minh châu Âu là

  • A. Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kì, Canada.
  • B. Hoa Kì, Canada, Mêhico, Anh, Pháp, Đức.
  • C. Anh, Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan.
  • D. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luytxămbua.

Câu 3: Các nước đang phát triển chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào sau đây?

  • A. Lúa gạo, lương khô.
  • B. Thủy sản, thực phẩm.
  • C. Máy móc, thiết bị.
  • D. Nông sản, khoáng sản.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?

  • A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
  • B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
  • C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
  • D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành thương mại?

  • A. Là khâu nối giữa sản xuất và chế biến.
  • B. Giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng.
  • C. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
  • D. Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực.

Câu 6: Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là

  • A. nhập khẩu.
  • B. thương mại.
  • C. nội thương.
  • D. ngoại thương.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?

  • A. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
  • B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
  • C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
  • D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

Câu 8: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

  • A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • B. Khối thị trường chung Nam Mỹ.
  • C. Tổ chức thương mại thế giới.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 9: Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?

  • A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.
  • B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.
  • C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.
  • D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.

Câu 10: Hoạt động ngoại thương được đo bằng

  • A. cán cân xuất khẩu.
  • B. cán cân nhập khẩu.
  • C. cán cân thị trường.
  • D. cán cân xuất nhập khẩu.

Câu 11: Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là tổ chức nào?

  • A. EEC.
  • B. SEV.
  • C. GATT.
  • D. NAFTA.

Câu 12: Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là

  • A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu.
  • B. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.
  • C. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.
  • D. giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu.

Câu 13: Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật

  • A. cung - cầu.
  • B. cạnh tranh.
  • C. tương hỗ.
  • D. trao đổi.

Câu 14: Nhập siêu là khi

  • A. trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
  • B. giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
  • C. trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
  • D. giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.

Câu 15: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc

  • A. trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
  • B. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
  • C. luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước.
  • D. vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế.

Câu 16: Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng

  • A. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
  • B. tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
  • C. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
  • D. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.

Câu 17: Chi phối mạnh nền kinh tế thế giới là những cường quốc về

  • A. khoa học công nghệ.
  • B. công nghiệp chế biến.
  • C. xuất khẩu, nhập khẩu.
  • D. hàng không, vũ trụ.

Câu 18: Năm 2020, trị giá xuất nhập khẩu chiếm bao nhiêu % giá trị GDP của thế giới?

  • A. 42,2%.
  • B. 52,2%.
  • C. 62,2%.
  • D. 72,2%.

Câu 19: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là quốc gia nào?

  • A. Việt Nam.
  • B. Campuchia.
  • C.  Philippin.
  • D. Thái Lan.

Câu 20: Các nước kiểm soát tình hình thị trường thế giới là những nước

  • A. chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.
  • B. chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn thế giới.
  • C. có nền kinh tế phát triển mạnh cả về công, nông nghiệp và dịch vụ.
  • D. có nền kinh tế phát triển mạnh và hoạt động xuất khẩu phát triển.

Câu 21: Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xemlà

  • A. chất xám.
  • B. thương mại.
  • C. tiền tệ.
  • D. hàng hóa.

Câu 22: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng

  • A. tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
  • B. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
  • C. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
  • D. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.

Câu 23: Các nước Ca-na-đa, Hoa Kì, Mê-hi-cô là thành viên của tổ chức nào sau đây?

  • A. EU.
  • B. ASEAN.
  • C. USMCA.
  • D. APEC.

Câu 24: Thương mại không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
  • B. Không gian hoạt động thương mại cả trong nước và ngoài nước.
  • C. Quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.
  • D. Thương mại tạo ra thị trường, chỉ hoạt động mạnh trong nước.

Câu 25: Người tiêu dùng mong điều nào sau đây xảy ra?

  • A. Cầu lớn hơn cung.
  • B. Thị trường biến động.
  • C. Cung lớn hơn cầu.
  • D. Cung ngang với cầu.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương?

  • A. Gắn thị trường trong nước với ngoài nước.
  • B. Chỉ phục vụ nhu cầu của một số đối tượng.
  • C. Tạo ra thị trường thống nhất trong cả nước.
  • D. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác