Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 39 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 39 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của môi trường nhân tạo?
- A. Có mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của con người.
B. Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người.
- C. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người.
- D. Phát triển theo quy luật tự nhiên, bị tác động của con người.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của tài nguyên thiên nhiên?
A. Chứa đựng phế thải từ con người.
- B. Nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất.
- C. Là cơ sở tạo tích luỹ vốn.
- D. Tạo cơ hội phát triển kinh tế ổn định.
Câu 3: Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ nào sau đây?
A. Mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường.
- B. Mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học.
- C. Ô nhiễm môi trường (nước, đất và không khí).
- D. Suy giảm sự đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Tài nguyên có thể tái tạo bao gồm có
- A. khoáng sản, nước.
- B. sinh vật, khoáng sản.
C. đất, sinh vật, nước.
- D. đất, khoáng sản.
Câu 5: Để hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên hoá thạch thì con người cần phải làm gi?
- A. Ngừng khai thác.
B. Khai thác hợp lí.
- C. Tìm kiếm nguồn tài nguyên hóa thạch ở quốc gia khác.
- D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản.
Câu 6: Người ta chia môi trường sống làm ba loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo là dựa vào
- A. kích thước.
- B. thành phần.
- C. tác nhân.
D. chức năng.
Câu 7: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?
- A. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên khoáng sản.
- B. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên thiên nhiên.
C. Phải sử dụng tiết kiệm, tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.
- D. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản trong tự nhiên.
Câu 8: Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là
- A. môi trường tự nhiên.
- B. môi trường nhân tạo.
C. môi trường xã hội.
- D. môi trường địa lí.
Câu 9: Loại tài nguyên nào sau đây không thể tái tạo được?
A. Khoáng sản.
- B. Sinh vật.
- C. Đất đai.
- D. Nước.
Câu 10: Tài nguyên thiên nhiên vô hạn là tài nguyên nào sau đây?
- A. Năng lượng Mặt Trời, đất, sinh vật.
- B. Không khí, khoáng sản, đất, nước.
- C. Nước, đất, sóng biển, khoáng sản.
D. Gió, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt.
Câu 11: Môi trường tự nhiên bao gồm
- A. các mối quan hệ xã hội.
B. các thành phần của tự nhiên.
- C. nhà ở, máy móc, thành phố.
- D. khoáng sản và nước.
Câu 12: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện rõ nhất ở
A. tài nguyên khoáng sản.
- B. tài nguyên đất.
- C. tài nguyên sinh vật.
- D. tài nguyên nước.
Câu 13: Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
- A. Khai thác khoáng sản năng lượng và phi kim.
B. Sử dụng tiết kiệm, sản xuất vật liệu thay thế.
- C. Cấm khai thác khoáng sản dưới mọi hình thức.
- D. Sử dụng hoang phí, khai thác hết để tạo mới.
Câu 14: Nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp điện lực mà không gây ô nhiễm?
- A. Nước.
- B. Dầu mỏ và khí đốt.
C. Năng lượng gió.
- D. Than.
Câu 15: Môi trường tự nhiên là nhân tố thuộc
- A. môi trường địa lí.
- B. môi trường xã hội.
C. môi trường sống.
- D. môi trường nhân tạo.
Câu 16: Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên nào?
- A. Không bị hao kiệt, khôi phục được.
B. Có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt.
- C. Khôi phục được, không khôi phục.
- D. Không bị hao kiệt, không khôi phục.
Câu 17: Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải
A. bảo vệ môi trường.
- B. tạo môi trường mới.
- C. sử dụng tài nguyên.
- D. ít khai thác, tác động.
Câu 18: Môi trường nào sau đây bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp?
A. Môi trường xã hội.
- B. Môi trường tự nhiên.
- C. Môi trường tổng hợp.
- D. Môi trường nhân tạo.
Câu 19: Hoạt động nào sau đây gần gũi đối với học sinh trong việc bảo vệ môi trường?
A. Thường xuyên vệ sinh trường, lớp.
- B. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cấp Quốc gia.
- C. Tham gia ngày hội môi trường.
- D. Truyền thông về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Câu 20: Cơ sở nào để phân chia tài nguyên thiên nhiên thành đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản?
- A. Theo nhiệt lượng sinh ra.
- B. Theo công dụng kinh tế.
C. Theo thuộc tính tự nhiên.
- D. Theo khả năng hao kiệt.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải của môi trường tự nhiên?
- A. Phát triển theo quy luật tự nhiên, bị tác động của con người.
- B. Có mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của con người.
C. Con người không tác động vào thì các thành phần sẽ bị hủy hoại.
- D. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người.
Câu 22: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có đặc tính gì?
- A. Cố định.
- B. Không đổi.
- C. Ổn định.
D. Phát triển.
Xem toàn bộ: Giải bài 39 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bình luận