Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 19 Dân số và sự phát triển dân số thế giới

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 19 Dân số và sự phát triển dân số thế giới - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Gia tăng cơ học không có ý nghĩa đối với

  • A. từng vùng.
  • B. qui mô dân số.
  • C. từng quốc gia.
  • D. từng khu vực.

Câu 2: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước tăng lên không phải là do

  • A. mức sống thấp.
  • B. đời sống khó khăn.
  • C. dễ kiếm việc làm.
  • D. tự nhiên khắc nghiệt.

Câu 3: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm được gọi là

  • A. gia tăng cơ học.
  • B. tỉ suất tử thô.
  • C. gia tăng tự nhiên.
  • D. tỉ suất sinh thô.

Câu 4: Đâu là động lực phát triển dân số thế giới?

  • A. Gia tăng dân số cơ học.
  • B. Tỉ suất sinh thô.
  • C. Gia tăng dân số tự nhiên.
  • D. Gia tăng dân số thực tế.

Câu 5: Các yếu tố nào sau đây là nguyên nhân làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?

  • A. Điều kiện đất, khí hậu, sông ngòi thuận lợi.
  • B. Chính sách phát triển dân số từng thời kì.
  • C. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên ở nhiều nước.
  • D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

Câu 6: Ở những nước phát triển, tỉ suất tử thô thường cao là do tác động chủ yếu của yếu tố nào sau đây?

  • A. Dân số già.
  • B. Bão lụt.
  • C. Dịch bệnh.
  • D. Động đất.

Câu 7: Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn là do đâu?

  • A. Gia tăng tự nhiên giảm.
  • B. Tỉ lệ tử vong giảm.
  • C. Tỉ lệ tử vong tăng.
  • D. Tỉ lệ sinh giảm.

Câu 8: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm được gọi là

  • A. gia tăng tự nhiên.
  • B. gia tăng cơ học.
  • C. tỉ suất sinh thô.
  • D. tỉ suất tử thô.

Câu 9: Tỉ suất tử thô không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Sinh học.
  • B. Đói kém.
  • C. Thiên tai.
  • D. Chiến tranh.

Câu 10: Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào sau đây?

  • A. Kinh tế - xã hội phát triển chậm.
  • B. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị suy giảm.
  • C. Chất lượng cuộc sống của người dân thấp.
  • D. Sức ép lên kinh tế - xã hội và môi trường.

Câu 11: Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới hiện nay là

  • A. tỉ suất sinh thô nhóm nước phát triển giảm, đang phát triển tăng nhanh.
  • B. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.
  • C. tỉ suất sinh thô các nhóm nước phát triển và đang phát triển tăng nhanh.
  • D. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn nhóm phát triển.

Câu 12: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2020 là 19% có nghĩa là

  • A. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em bị chết trong năm đó.
  • B. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.
  • C. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
  • D. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em nguy cơ tử vong trong năm.

Câu 13: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là

  • A. tỉ suất tăng dân số tự nhiên.
  • B. gia tăng dân số thực tế.
  • C. gia tăng dân số cơ học.
  • D. nhóm dân số trẻ.

Câu 14: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quan trọng nhất đến tỉ suất sinh của một quốc gia?

  • A. Phong tục tập quán.
  • B. Tự nhiên - sinh học.
  • C. Tâm lí xã hội.
  • D. Phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 15: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là

  • A. gia tăng dân số tự nhiên.
  • B. gia tăng dân số cơ học.
  • C. gia tăng dân số thực tế.
  • D. quy mô dân số.

Câu 16: Dân số trên thế giới tăng lên hay giảm đi là do

  • A. xuất cư và tử vong.
  • B. sinh đẻ và xuất cư.
  • C. sinh đẻ và tử vong.
  • D. sinh đẻ và nhập cư.

Câu 17: Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của

  • A. toàn thế giới.
  • B. một khu vực.
  • C. vùng lãnh thổ.
  • D. một quốc gia.

Câu 18: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là

  • A. gia tăng cơ học trên thế giới.
  • B. động lực phát triển dân số.
  • C. số dân ở cừng thời điểm đó.
  • D. gia tăng dân số có kế hoạch.

Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng với tình hình gia tăng dân số thế giới hiện nay?

  • A. Tốc độ gia tăng dân số chậm, quy mô dân số thế giới khá ổn định.
  • B. Tốc độ gia tăng dân số chậm, quy mô dân số thế giới ngày càng giảm.
  • C. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.
  • D. Gia tăng tự nhiên tăng nhanh, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.

Câu 20: Hai quốc gia nào có quy mô dân số đứng đầu thế giới năm 2020?

  • A. Trung Quốc và Ấn Độ.
  • B. Ấn Độ và Hoa Kỳ.
  • C. Hoa Kỳ và In-đô-nê-xi-a.
  • D. Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a.

Câu 21: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định đến tỉ suất sinh của một quốc gia?

  • A. Phong tục tập quán.
  • B. Tự nhiên - sinh học.
  • C. Chính sách dân số.
  • D. Tâm lí xã hội.

Câu 22: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với yếu tố nào?

  • A. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.
  • B. Số phụ nữ trong trên 18 tuổi ở cùng thời điểm.
  • C. Số người trong độ tuổi sinh đẻ cùng thời điểm.
  • D. Số trẻ em từ 0 đến 14 tuổi ở cùng thời điểm.

Câu 23: Việt Nam có tỷ suất sinh là 16%o và tỉ suất tử là 5%o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là bao nhiêu?

  • A. 1,1%.
  • B. 1,4%.
  • C. 1,2%.
  • D. 1,3%.

Câu 24: Nhân tố nào sau đây khiến cho tỉ suất sinh cao?

  • A. Đời sống ngày càng nâng cao.
  • B. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên.
  • C. Phong tục tập quán lạc hậu.
  • D. Chính sách dân số có hiệu quả.

Câu 25: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh?

  • A. Chính sách phát triển dân số.
  • B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt).
  • D. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội.

Câu 26: Mức gia tăng tự nhiên dân số cao khi nào?

  • A. Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.
  • B. Tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.
  • C.  Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
  • D. Tỉ suất tử thấp, tỉ suất sinh cao. 

Câu 27: Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là gì?

  • A. Tỉ suất sinh đặc trưng.
  • B. Tổng tỉ suất sinh.
  • C. Tỉ suất sinh thô.
  • D. Tỉ suất sinh chung.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác