Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?

  • A. Đá Hoa.
  • B. Đá Sét.
  • C. Đá ba-dan.
  • D. Đá gơ-nai.

Câu 2: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?

  • A. Cấu tạo địa chất, độ dày.
  • B. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
  • C. Sự phân chia của các tầng.
  • D. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.

Câu 3: Phong hoá hoá học là

  • A. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
  • B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
  • C. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
  • D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

Câu 4: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?

  • A. Đá gra-nit.
  • B. Đá Vôi.
  • C. Đá ba-dan.
  • D. Đá gơ-nai.

Câu 5: Khoáng vật được hình thành do kết quả của quá trình nào sau đây?

  • A. Địa mạo.
  • B. Địa chất.
  • C. Địa hào.
  • D. Địa lũy.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

  • A. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
  • B. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15 km.
  • C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
  • D. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

Câu 7: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi

  • A. có cảnh quan rất đa dạng.
  • B. vùng bất ổn của Trái Đất.
  • C. con người tập trung đông.
  • D. tập trung nhiều đồng bằng.

Câu 8: Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp nào?

  • A. Nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.
  • B. Nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.
  • C. Nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.
  • D. Nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

Câu 9: Trong phương pháp kí hiệu, đế phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí, nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta sử dụng/cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về

  • A. màu sắc.
  • B. diện tích (độ to nhỏ).
  • C. nét vẽ.
  • D. cả 3 cách trên.

Câu 10: Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động?

  • A. Hướng bão.
  • B. Dòng sông.
  • C. Dòng biển.
  • D. Hướng gió.

Câu 11: Phương pháp nào thể hiện sự di chuyển của các cơn bão, các đợt gió theo mùa?

  • A. Phương pháp đường chuyển động.
  • B. Phương pháp vùng phân bố.
  • C. Phương pháp chấm điểm.
  • D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Câu 12: Phương pháp đường chuyển động thể hiện được những nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí?

  • A. Vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng.
  • B. Hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ.
  • C. Giá trị, số lượng và mức độ phân bố.
  • D. Giá trị tổng cộng, sự phân bố trên lãnh thổ.

Câu 13: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí nhưng khác nhau về mặt sô lượng (quy mô), người ta sứ dụng cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về

  • A. màu sắc.
  • B. diện tích (độ to nhỏ).
  • C. nét vẽ.
  • D. cả 3 cách trên.

Câu 14: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ?

  • A. Lượng khách du lịch tới.
  • B. Sự phân bố dân cư.
  • C. Mỏ khoáng sản.
  • D. Đường giao thông.

Câu 15: Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp

  • A. Bản đồ - biểu đồ.
  • B. Đường chuyển động.
  • C. Chấm điểm.
  • D. Kí hiệu.

Câu 16: Trong bản đồ khí hậu, đối tượng nào sau đây có thể được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ biểu đồ?

  • A. Hướng bão di chuyển.
  • B. Các miền khí hậu.
  • C. Các vùng khí hậu.
  • D. Tương quan nhiệt ẩm.

Câu 17: Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được

  • A. Tốc độ di chyển đối tượng.
  • B. Chất lượng của đối tượng.
  • C. Khối lượng của đối tượng.
  • D. Hướng di chyển đối tượng.

Câu 18: Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?

  • A. Tủ lạnh samsung lớn.
  • B. Máy lọc không khí.
  • C. Nồi chiên không dầu.
  • D. Điện thoại thông minh.

Câu 19: Bộ phận nào làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra?

  • A. Bộ phận không gian.
  • B. Bộ phận điều khiển.
  • C. Bộ phận sử dụng.
  • D. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 20: Ngoài ứng dụng phổ biến là tìm đường đi bản đồ số còn có những ứng dụng nào?

  • A. Lưu địa chỉ nhà.
  • B. Chia sẻ vị trí.
  • C. Thu phóng bản đồ.
  • D. Tất cả các ứng dụng trên.

Câu 21: Ứng dụng nào sau đây thuộc ứng dụng của GPS?

  • A. Định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao.
  • B. Giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, công tác tìm kiếm và cứu hộ có hiệu quảhơn.
  • C. Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,...
  • D. Tất cả các ứng dụng trên đều là ứng dụng của GPS.

Câu 22: Bộ phận nào sau đây thuộc bộ phận không gian của hệ thống GPS?

  • A. Nhiều vệ tinh.
  • B. Các trạm theo dõi.
  • C. Giám sát hoạt động của GPS.
  • D. Các máy thu tín hiệu GPS.

Câu 23: Ứng dụng nào sau đây thuộc ứng dụng của GPS?

  • A. Định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao.
  • B. Giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, công tác tìm kiếm và cứu hộ có hiệu quả hơn.
  • C. Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,...
  • D. Tất cả các ứng dụng trên đều là ứng dụng của GPS.

Câu 24: Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

  • A. Bản đồ số.
  • B. Thiết bị thu.
  • C. Các vệ tinh.
  • D. Trạm điều khiển.

Câu 25: Trong hệ thống định vị toàn cầu, các vệ tinh thuộc bộ phận không gian có nhiệm vụ

  • A. thu tín hiệu và xử lí số liệu cho thiết bị sử dụng.
  • B. theo dõi, đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra.
  • C. theo dõi và giám sát các hoạt động của GPS.
  • D. truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.

Câu 26: GPS (Global Positioning System) là hệ thống như thế nào?

  • A. Hệ thống định vị.
  • B. Hệ thống mã hóa thông tin.
  • C. Hệ thống thông tin.
  • D. Đáp án khác.

Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?

  • A. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.
  • B. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.
  • C. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.
  • D. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.

Câu 28: Đâu là ứng dụng của bản đồ số?

  • A. Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,...
  • B. Định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải.
  • C. Tìm đường đi.
  • D. Giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, công tác tìm kiếm và cứu hộ cũng sẽ có hiệu quả hơn.

Câu 29: Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?

  • A. Là một tập hợp có tổ chức.
  • B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.
  • C. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
  • D. Rất thuận lợi trong sử dụng.

Câu 30: Ngày nay, GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ khả năng

  • A. xác định vị trí và dẫn đường.
  • B. thu thập thông tin người dùng.
  • C. điều khiển mọi phương tiện.
  • D. cung cấp các dịch vụ vận tải.

Câu 31: Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS gồm bao nhiêu bộ phận chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 32: Bản đồ số là gì?

  • A. Là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.
  • B. Một công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải.
  • C. Là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hoá các bản đồ truyền thống.
  • D. Đáp án khác.

Câu 33: Vì sao bản đồ số được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy?

  • A. Khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn.
  • B. Khả năng tổng hợp, cập nhật.
  • C. Phân tích thông tin phong phú.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 34: GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào sau đây?

  • A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
  • B. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
  • C. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.
  • D. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.

Câu 35: Hệ thống định vị toàn cầu GALILEO là của châu lục nào sau đây?

  • A. Châu Phi.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Âu.

Câu 36: Ưu điểm lớn nhất của GPS là

  • A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
  • B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
  • C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
  • D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.

Câu 37: Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

  • A. bản đồ số.
  • B. thiết bị thu.
  • C. các vệ tinh.
  • D. trạm điều khiển.

Câu 38: GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Liên bang Nga.
  • D. Hoa Kì.

Câu 39: Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?

  • A. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.
  • B. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.
  • C. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.
  • D. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.

Câu 40: Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

  • A. Vệ tinh nhân tạo.
  • B. Các loại ngôi sao.
  • C. Vệ tinh tự nhiên.
  • D. Trạm hàng không.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác