Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 10 Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi?

  • A. Chăn nuôi kết họp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bên vững.
  • B. Vật nuôi vốn là động vật hoang dã được con người thuần dưỡng,
  • C. Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại hơn cả trồng trọt
  • D. Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế hiện đại càng bị nhỏ lại.

Câu 2:  Nguồn thức ăn đối với chăn nuôi đóng vai trò

  • A. cơ sở. 
  • B. quyết định.
  • C. tiền đề.
  • D. quan trọng.

Câu 3: Nguồn thức ăn tự nhiên của chăn nuôi là

  • A. đồng cỏ tự nhiên, diện tích mặt nước.
  • B. các cây thức ăn cho gia súc, hoa màu.
  • C. thức ăn chế biến tổng hợp, đồng cỏ.
  • D. Phụ phẩm công nghiệp chế biến, cỏ.

Câu 4: Một trong những vai trò quan trọng của nghành chăn nuôi đối với đời sống con người là

  • A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.
  • B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
  • C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm.
  • D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì.

Câu 5: Phát triển chăn nuôi góp phân tạo ra nền nông nghiệp bền vững vì

  • A. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy nhanh trồng trọt phát triển và ngược lại.
  • B. Sản phẩm chăn nuôi sẽ dần thay thế cho sản phẩm của trồng trọt.
  • C. Chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt.
  • D. Chăn nuôi có nhiều vai trò hơn so với trồng trọt.

Câu 6: Sự phát triển và phân bố nhanh chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây ?

  • A. Dịch vụ thú y.
  • B. Thị trường tiêu thụ.
  • C. Cơ sở nguồn thức ăn.
  • D. Giống gia súc , gia cầm.

Câu 7: Trong nghành chăn nuôi, vật nuôi chính là

  • A. Trâu.   
  •  B. Bò.    
  • C. Cừu.    
  • D. Dê.

Câu 8: Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò là

  • A. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới khô hạn.
  • B. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm.
  • C. Phân bố ở những nước có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt.
  • D. Phân bố ở những nước có khí hậu lạnh giá.

Câu 9: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều lấy từ nguồn nào sau đây?

  • A. Tự nhiên.           
  • B. Trồng trọt,
  • C. Công nghiệp.      
  • D. Thuỷ sản.

Câu 10: Phương thức chăn thả gia súc thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn nào sau đây?

  • A. Đồng cỏ tự nhiên.
  • B. Cây thức ăn cho gia súc.
  • C. Hoa màu, lương thực.
  • D. Chế biến tổng hợp.

Câu 11: Phương thức chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn nào sau đây?

  • A. Đồng cỏ tự nhiên.
  • B. Diện tích mặt nước,
  • C. Hoa màu, lương thực.
  •  D. Chế biến tổng hợp.

Câu 12: Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi hiện nay là do

  • A. Ngành trồng trọt cung cấp.
  • B. Ngành thủy sản cung cấp.
  • C. Công nghiệp chế biến cung cấp.
  • D. Nghành lâm nghiệp cung cấp.

Câu 13: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vao

  • A. Lực lượng lao động dồi dào.
  • B. Thành tựu khoa học kĩ thuật.
  • C. Sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
  • D. Kinh nghiệm sản xuất của con người.

Câu 14: Phương thức chăn nuôi công nghiệp thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn nào sau đây?

  • A. Đồng cỏ tự nhiên.           
  • B. Cây thức ăn cho gia súc.
  • C. Hoa màu, lương thực.  
  • D. Chế biến tổng hợp.

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây không đúng với những tiến bộ của cơ sở thức ăn cho chăn nuôi hiện nay?

  • A. Các đồng cỏ ở tự nhiên được cải tạo.
  • B. Đồng cỏ trồng giống có năng suất cao.
  • C. Nhiều thức ăn chế biến từ công nghiệp.
  • D. Diện tích mặt nước nuôi trồng tăng lên

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của ngành chăn nuôi trong nền công nghiệp hiện đại?

  • A Từ chăn thả sang nửa chuông trại rồi chuồng trại.
  • B. Từ nửa chuồng trại đến công nghiệp
  • C. Từ đa canh, độc canh tiến đến chuyên môn hoá.
  • D. Từ lấy thịt, sữa, trứng đến lấy sức kéo, phân bón.

 Câu 17: Loại nào sau đây thuộc gia súc lớn?

  • A. Trâu.
  • B. Lợn.
  • C. Cừu.
  • D. Dê

Câu 18: Loại nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?

  • A. Bò.
  • B. Trâu,
  • C. Gà.
  • D. Dê.

Câu 19: Các vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?

  • A. Bò, lợn, dê.      
  • B. Trâu, dê, cừu.
  • C. Lợn, cừu, dê.    
  • D. Gà, lợn, cừu.

Câu 20: Loại vật nuôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới là

  • A. Gà.
  •  B. Lợn.
  • C. Cừu.       
  • D. Bò.

Câu 21: Những nước nào sau đây sản xuất nhiều thịt và sữa bò nhất trên thế giới là

  • A. Hoa Kì, Thái Lan, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
  • B. Hoa Kì, Án Độ, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
  • C. Hoa Kì, Bra-xin, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
  • D. Hoa Kì, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.

Câu 22: Trâu không được nuôi nhiều ở

  • A. Trung Quốc.
  • B. Nam Á
  • C. Đông Nam Á.   
  • D. Bắc Á.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác