Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là
A. môi trường, tài nguyên.
- B. nông nghiệp, du lịch.
- C. khí hậu học, địa chất.
- D. dân số học, đô thị học.
Câu 2: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên là
- A. nông nghiệp, du lịch.
- B. môi trường, tài nguyên.
C. khí hậu học, địa chất.
- D. dân số học, đô thị học.
Câu 3: Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học
A. phong phú.
- B. hạn chế.
- C. thu hẹp.
- D. nghèo nàn.
Câu 4: Địa lí có những đóng góp giá trị cho
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
- B. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.
- C. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.
- D. tất cả các lĩnh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.
Câu 5: So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
- A. Được học ở tất cả các cấp học.
- B. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
- C. Mang tính độc lập và khác biệt.
D. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
Câu 6: Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về
- A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
- B. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
C. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
- D. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
Câu 7: Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để
- A. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.
- B. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.
- C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
D. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
Câu 8: Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí đất đai.
- B. Kĩ sư trắc địa.
- C. Quản lí xã hội.
- D. Quản lí đô thị.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
A. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
- B. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).
- C. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
- D. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
Câu 10: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
- A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
- B. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
C. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
- D. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
Câu 11: Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về
- A. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
- C. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
- D. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
Câu 12: Môn Địa lí ở trường phổ thông có những đặc điểm nào sau đây?
- A. Mang tính tổng hợp.
- B. Có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
- D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 13: Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về
- A. khoa học tự nhiên.
B. khoa học địa lí.
- C. khoa học xã hội.
- D. khoa học vũ trụ.
Câu 14: Môn Địa lí được học ở
A. tất cả các cấp học phổ thông.
- B. cấp trung học, chuyên nghiệp.
- C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.
- D. tất cả các môn học ở tiểu học.
Câu 15: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
- A. nhiều môn học.
- B. địa lí tự nhiên.
C. khoa học Địa lí.
- D. địa lí kinh tế.
Câu 16: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp là
- A. nông nghiệp, du lịch.
- B. khí hậu học, địa chất.
- C. dân số, đô thị học.
D. quy hoạch, GIS.
Câu 17: Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với
- A. Bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
- B. Bảng số liệu.
- C. Tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
D. Cả A, B, C .
Câu 18: Ví dụ nào sau đây thể hiện được vai trò của môn Địa lí trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày?
- A. Tính diện tích đất.
B. Giải các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng ngày - đêm luân phiên, hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa…
- C. Phân chia đất, ruộng cho người dân.
- D. Cả A, B đều đúng.
Câu 19: Địa lí học bao gồm
- A. địa lí kinh tế và địa lí xã hội.
- B. địa lí tự nhiên và địa lí xã hội.
- C. địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế.
D. địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.
Câu 20: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
- A. tập trung thành vùng rộng lớn.
- B. di chuyển theo các hướng bất kì.
- C. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
D. phân bố theo những điểm cụ thể.
Câu 21: Hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là
- A. VPS.
- B. GSO.
C. GPS.
- D. GPRS.
Câu 22: Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. bản đồ - biểu đồ.
B. đường chuyển động.
- C. chấm điểm.
- D. kí hiệu.
Câu 23: Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động.
- B. bản đồ - biểu đồ.
- C. chấm điểm.
- D. khoanh vùng.
Câu 24: Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ
- A. tỉ lệ bản đồ.
- B. ảnh trên bản đồ.
C. phần chú giải.
- D. tên bản đồ.
Câu 26: Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
- A. Tượng hình.
B. Chữ.
- C. Điểm.
- D. Hình học.
Câu 27: Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
- A. Các loại ngôi sao.
- B. Trạm hàng không.
C. Vệ tinh nhân tạo.
- D. Vệ tinh tự nhiên.
Câu 28: Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
- B. bản đồ - biểu đồ.
- C. chấm điểm.
- D. đường chuyển động.
Câu 29: Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp nào sau đây?
- A. Kí hiệu.
- B. Bản đồ - biểu đồ.
- C. Chấm điểm.
D. Khoanh vùng.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chuyển đối tượng.
- B. Thể hiện được quy mô của đối tượng.
- C. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.
- D. Xác định được vị trí của đối tượng.
Câu 31: GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh
- A. Mặt Trời.
- B. Sao Thủy.
- C. Mặt Trăng.
D. Trái Đất.
Câu 32: Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm là thể hiện được
A. số lượng và khối lượng của đối tượng.
- B. số lượng và hướng di chuyển đối tượng.
- C. khối lượng và tốc độ của các đối tượng.
- D. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng.
Câu 33: Việt Nam trải dài trên 15o vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1o có giá trị trung bình là 111,1km?
A. 1666,5km.
- B. 2360km.
- C. 3260km.
- D. 2000,5km.
Câu 34: Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp
A. kí hiệu.
- B. bản đồ - biểu đồ.
- C. chấm điểm.
- D. đường chuyển động.
Câu 35: Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết
A. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.
- B. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.
- C. số lượng của đối tượng riêng lẻ.
- D. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.
Câu 36: Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 9km.
- B. 900km.
- C. 90km.
- D. 0,9km.
Câu 37: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng
A. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
- B. phân bố theo những điểm cụ thể.
- C. tập trung thành vùng rộng lớn.
- D. di chuyển theo các hướng bất kì.
Câu 38: Đối với xã hội, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
- A. Cung cấp kiến thức cơ bản để chúng ta hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất.
B. Giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.
- C. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp chúng ta vận dụng những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghệ nghiệp trong tương lai.
- D. Cả A, B, C.
Câu 39: Phương pháp nào sau đây thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?
- A. Đường đẳng trị.
- B. Bản đồ - biểu đồ.
- C. Vùng phân bố.
D. Chấm điểm.
Câu 40: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Hải cảng.
- B. Hướng gió.
- C. Luồng di dân.
- D. Dòng biển.
Bình luận