Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

  • A. Sóng biển.
  • B. Sóng ngầm.
  • C. Dòng biển.
  • D. Thủy triều.

Câu 2: Sóng biển là

  • A. sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
  • B. một hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
  • C. sự chuyển động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
  • D. quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Câu 3: Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do đâu?

  • A. Sức hút của hành tinh ở thiên hà.
  • B. Hoạt động của núi lửa, động đất.
  • C. Hoạt động của các dòng biển lớn.
  • D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.

Câu 4: Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu như thế nào?

  • A. Lạnh, ít mưa.
  • B. Ẩm, mưa nhiều.
  • C. Nóng, mưa nhiều.
  • D. Khô, ít mưa.

Câu 5: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ

  • A. bán cầu Nam lên Bắc.
  • B. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
  • C. bán cầu Bắc xuống Nam.
  • D. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.

Câu 6: Các dòng biển lạnh thường xuất phát ở khu vực nào?

  • A. Vùng cực.
  • B. Vĩ độ 40° - 50°.
  • C. Vĩ độ 50° - 60°.
  • D. Vĩ độ 30° - 40°.

Câu 7: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

  • A. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
  • B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.
  • C. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
  • D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

Câu 9: Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

  • A. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
  • B. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
  • C. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
  • D. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?

  • A. Đá mẹ.
  • B. Khí hậu.
  • C. Thời gian.
  • D. Con người.

Câu 11: Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

  • A. Nhiệt và ẩm.
  • B. Ẩm và khí.
  • C. Khí và nhiệt.
  • D. Nhiệt và nước.

Câu 12: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?

  • A. Sinh vật.
  • B. Đá mẹ.
  • C. Địa hình.
  • D. Khí hậu.

Câu 13: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

  • A. Địa hình.
  • B. Sinh vật.
  • C. Khí hậu.
  • D. Đá mẹ.

Câu 14: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

  • A. Phân giải, tổng hợp chất mùn.
  • B. Góp phần làm phá huỷ đá.
  • C. Cung cấp vật chất hữu cơ.
  • D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

Câu 15: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

  • A. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.
  • B. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
  • C. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
  • D. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.

Câu 16: Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?

  • A. Sinh vật, đá mẹ.
  • B. Khí hậu, sinh vật.
  • C. Địa hình, đá mẹ.
  • D. Đá mẹ, khí hậu.

Câu 17: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

  • A. Độ ẩm.
  • B. Độ phì.
  • C. Độ rắn.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 18: Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là

  • A. làm đá gốc bị phá huỷ.
  • B. tạo các vành đai đất.
  • C. cung cấp chất hữu cơ.
  • D. cung cấp chất vô cơ.

Câu 19: Vùng Đông Bắc Hoa Kì tập trung đông dân cư là do

  • A. dân cư đang di chuyển dần từ bờ Thái Bình Dương lên.
  • B. điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn được khắc phục.
  • C. các hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh.
  • D. vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất ở Hoa Kì.

Câu 20: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?

  • A. châu Âu.
  • B. châu Mĩ.
  • C. châu Phi.
  • D. châu Đại dương.

Câu 21: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do

  • A. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  • B. tác động của các loại đất, sự phân bố của đất.
  • C. các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
  • D. nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

Câu 22: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là

  • A. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử ở đô thị.
  • B. làm thay đổi sự phân bố dân cư.
  • C. ách tắc giao thông, ô nhiễm nước.
  • D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 23: Vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp là do tác động của nhân tố nào sau đây?

  • A. Băng tuyết.
  • B. Rừng rậm.
  • C. Núi cao.
  • D. Hoang mạc.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư trên thế giới?

  • A. Hiện tượng xã hội có quy luật.
  • B. Không đều trong không gian.
  • C. Hình thức biểu hiện quần cư.
  • D. Có biến động theo thời gian.

Câu 25: Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là

  • A. dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều.
  • B. lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.
  • C. dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ.
  • D. dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn.

Câu 26: Phân bố dân cư của châu lục nào sau đây ngày càng tăng nhiều?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Phi.
  • C. Châu Mỹ.
  • D. Châu Âu.

Câu 27: Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?

  • A. Trình độ phát triển sản xuất.
  • B. Các điều kiện của tự nhiên.
  • C. Tính chất của ngành sản xuất.
  • D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 28: Đô thị hoá được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi

  • A. nâng cao tỷ lệ dân thành thị.
  • B. sản phẩm hàng hóa đa dạng.
  • C. xuất hiện nhiều đô thị lớn.
  • D. phù hợp với công nghiệp hoá.

Câu 29: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?

  • A. châu Phi.
  • B. châu Á.
  • C. châu Mĩ.
  • D. châu Âu.

Câu 30: Châu lục nào sau đây có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất?

  • A. Bắc Mĩ.
  • B. Tây Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Nam Mĩ.

Câu 31: Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay?

  • A. Bắc Mĩ.
  • B. Nam Mĩ.
  • C. Ca-ri-bê.
  • D. Trung Mĩ.

Câu 32: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở

  • A. châu Á.
  • B. châu Mĩ.
  • C. châu Phi.
  • D. châu Phi.

Câu 33: Dân số thế giới tăng hay giảm là do

  • A. số người xuất cư.
  • B. sinh đẻ và tử vong.
  • C. số trẻ em tử vong.
  • D. số người nhập cư.

Câu 34: Đô thị hóa có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
  • B. Hoạt động thuần nông chiếm quỹ thời gian lao động.
  • C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
  • D. Dân cư thành thị có tăng nhanh như dân nông thôn.

Câu 35: Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay?

  • A. Tây Âu.
  • B. Đông Á.
  • C. Nam Âu.
  • D. Ca-ri-bê.

Câu 36: Nhận định nào dưới đây không phải là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?

  • A. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
  • B. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
  • C. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
  • D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

Câu 37: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

  • A. Nam Á.
  • B. Đông Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Tây Á.

Câu 38: Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của

  • A. quá trình đô thị hóa.
  • B. sự phân bố dân cư.
  • C. mức sống dân cư tăng.
  • D. số dân nông thôn giảm.

Câu 39: Đô thị hóa tự phát gây ra những hậu quả nào sau đây?

  • A. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
  • B. Gây ách tắc giao thông, gia tăng tệ nạn xã hội.
  • C. Tạo ra sự thay đổi phân bố dân cư hợp lý.
  • D. Thay đổi tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử của địa phương.

Câu 40: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số thấp nhất?

  • A. Đông Á.
  • B. Tây Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Nam Á.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác