Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều bài 10 Thủy quyển. Nước trên lục địa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 10 Thủy quyển. Nước trên lục địa - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

  • A. giảm lưu lượng nước sông.
  • B. làm giảm tốc độ dòng chảy.
  • C. điều hoà chế độ nước sông.
  • D. điều hoà dòng chảy sông.

Câu 2: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố

  • A. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
  • B. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
  • C. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
  • D. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.

Câu 3: Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới?

  • A. I-ê-nit-xây.
  • B. A-ma-dôn.
  • C. Mê Công.
  • D. Nin.

Câu 4: Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

  • A. chế độ mưa.
  • B. nước ngầm.
  • C. thực vật.
  • D. địa hình.

Câu 5: Sông nào sau đây dài nhất thế giới?

  • A. Nin.
  • B. A-ma-dôn.
  • C. Mê Công.
  • D. I-ê-nit-xây.

Câu 6: Ngày nước thế giới là ngày nào sau đây?

  • A. 21-9.
  • B. 23-6.
  • C. 22-3.
  • D. 22-12.

Câu 7: Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là

  • A. hồ.
  • B. mưa.
  • C. đầm.
  • D. sông.

Câu 8: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít.
  • B. Địa hình và bề mặt các dạng địa hình.
  • C. Các hoạt động của con người.
  • D. Vị trí trên mặt đất và bề mặt địa hình.

Câu 9: Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có

  • A. độ dốc địa hình.
  • B. nhiều thung lũng.
  • C. địa hình phức tạp.
  • D. nhiều đỉnh núi cao.

Câu 10: Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hòa?

  • A. Bề mặt đất đồng bằng rộng.
  • B. Các mạch nước ngầm cạn.
  • C. Nước mưa chảy trên mặt.
  • D. Địa hình đồi núi dốc nhiều.

Câu 11: Miền Trung nước ta có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông và mưa lũ lại tập trung trong thời gian ngắn nên mực nước lũ ở đây có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?

  • A. Mực nước lũ tương đối điều hòa.
  • B. Mực nước lũ không ổn định.
  • C. Mực nước lũ lên chậm.
  • D. Mực nước lũ lên nhanh.

Câu 12: Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do

  • A. bề mặt địa hình bằng phẳng.
  • B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.
  • C. tốc độ nước chảy nhanh.
  • D. tổng lưu lượng nước lớn.

Câu 13: Sông nào nằm trong khu vực ôn đới lạnh?

  • A.  A-ma-dôn.
  • B. Nin.
  • C. I-ê-nit-xây.
  • D. Mê Công.

Câu 14: Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?

  • A. Nước ngầm.
  • B. Thực vật.
  • C. Băng tuyết.
  • D. Địa hình.

Câu 15: Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở phần nào?

  • A. Trung và hạ lưu.
  • B. Thượng và trung lưu.
  • C. Hạ lưu.
  • D. Sát cửa sông.

Câu 16: Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ hai thế giới?

  • A. Nin.
  • B. I-ê-nit-xây.
  • C. A-ma-dôn.
  • D. Mê Công.

Câu 17: Nước trên lục địa gồm nước ở

  • A. băng tuyết, sông, hồ.
  • B. trên mặt, nước ngầm.
  • C. nước ngầm, hơi nước.
  • D. trên mặt, hơi nước.

Câu 18: Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

  • A. thực vật.
  • B. chế độ mưa.
  • C. băng tuyết.
  • D. địa hình.

Câu 19: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

  • A. lưu vực nước.
  • B. chế độ nước.
  • C. nguồn cấp nước.
  • D. dòng chảy mặt.

Câu 20: Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

  • A. Mức độ bốc hơi.
  • B. Lớp phủ thực vật.
  • C. Số lượng sinh vật.
  • D. Đặc điểm địa hình.

Câu 21: Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở

  • A. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.
  • B. biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.
  • C. sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước.
  • D. biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ.

Câu 22: Hồ nào sau đây không phải hồ tự nhiên?

  • A. Hồ Hòa Bình.
  • B. Ngũ Hồ.
  • C. Hồ Tây.
  • D. Hồ To-ba.

Câu 23: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả gì?

  • A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
  • B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.
  • C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
  • D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Câu 24: Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là biện pháp nào?

  • A. Xả hóa chất ra sông lớn.
  • B. Trồng rừng đầu nguồn.
  • C. Sử dụng nước tiết kiệm.
  • D. Giữ sạch nguồn nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác