Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều bài 21 Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 21 Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cây bông cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

  • A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
  • B. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
  • C. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
  • D. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.

Câu 2: Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là

  • A. chăn nuôi chuồng trại.
  • B. chăn nuôi công nghiệp.
  • C. chăn nuôi nửa chuồng trại.
  • D. chăn thả tự nhiên.

Câu 3: Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm nào sau đây?

  • A. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây cận nhiệt.
  • B. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây nhiệt đới.
  • C. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.
  • D. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 4: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào

  • A. thị trường tiêu thụ.
  • B. hình thức chăn nuôi.
  • C. cơ sở thức ăn.
  • D. con giống.

Câu 5: Vai trò nào sau đây không phải của ngành chăn nuôi?

  • A. Cung cấp cho con người các sản phẩm có dinh dưỡng.
  • B. Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.
  • C. Làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
  • D. Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho con người.

Câu 6: Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?

  • A. Củ cải đường.
  • B. Cao su.
  • C. Mía.
  • D. Cà phê.

Câu 7: Loại cây nào sau đây được xem là cây trồng của miền nhiệt đới?

  • A. Cà phê.
  • B. Bông.
  • C. Chè.
  • D. Đậu tương.

Câu 8: Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?

  • A. Đất ba dan.
  • B. Đất đen.
  • C. Phù sa cổ.
  • D. Phù sa mới.

Câu 9: Lợn thường được nuôi nhiều ở các vùng

  • A. trung du và miền núi, các vùng có dân số thưa.
  • B. trọng điểm công nghiệp, các khu vực ven biển.
  • C. thâm canh lương thực và vùng ngoại thành.
  • D. xung quanh nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

Câu 10: Loài vật nuôi quan trọng nhất trong nhóm gia cầm là

  • A. gà.
  • B. vịt.
  • C. ngan.
  • D. chim cút.

Câu 11: Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp không phải là do

  • A. cơ sở thức ăn không ổn định.
  • B. cơ sở vật chất - kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.
  • C. công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.
  • D. thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.

Câu 12: Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?

  • A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
  • B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • C. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.
  • D. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.

Câu 13: Loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới là

  • A. lợn.
  • B. bò.
  • C. dê.
  • D. trâu.

Câu 14: Loại cây nào sau đây trồng ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa?

  • A. Chè.
  • B. Củ cải đường.
  • C. Cao su.
  • D. Bông.

Câu 15: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi

  • A. sản phẩm của ngành trồng cây công nghiệp.
  • B. sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.
  • C. sản phẩm của ngành thuỷ sản.
  • D. các đồng cỏ tự nhiên.

Câu 16: Cây lương thực bao gồm có những loại cây nào?

  • A. Lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.
  • B. Lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.
  • C. Lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.
  • D. Lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.

Câu 17: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào

  • A. điều kiện khí hậu, nguồn nước.
  • B. kinh nghiệm trong sản xuất.
  • C. giống cây trồng, vật nuôi nhiều.
  • D. công nghiệp chế biến thức ăn.

Câu 18: Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ nào?

  • A. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.
  • B. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.
  • C. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.
  • D. Nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.

Câu 19: Cây chè cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
  • B. Nhiệt ẩm rất cao và theo mùa.
  • C. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
  • D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.

Câu 20: Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa dạng khí hậu như thế nào?

  • A. Ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
  • B. Nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
  • C. Nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
  • D. Nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Câu 21: Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

  • A. Mía, đậu tương.
  • B. Đậu tương, củ cải đường.
  • C. Củ cải đường, chè.
  • D. Chè, đậu tương.

Câu 22: Cây mía ưa loại đất nào sau đây?

  • A. Phù sa cổ.
  • B. Phù sa mới.
  • C. Đất đen.
  • D. Đất ba dan.

Câu 23: Cây cao su cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

  • A. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
  • B. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
  • C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
  • D. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.

Câu 24: Loại cây nào sau đây không trồng ở miền nhiệt đới?

  • A. Mía.
  • B. Cà phê.
  • C. Cao su.
  • D. Củ cải đường.

Câu 25: Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

  • A. bán chuồng trại.
  • B. tập trung công nghiệp.
  • C. chăn thả.
  • D. chuồng trại.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác