Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa. Là nơi mà chúng ta hằng ngày vẫn sinh sống và sinh hoạt. Vậy đất được hình thành như thế nào và chịu sự tác động của các nhân tố nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời giúp các bạn.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đăch trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp này nằm ở bề mặt lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển
- Vai trò: Nơi thực vật phát triển, diễn ra các hoạt động canh tác tạo sản phẩm nuôi sống xã hội…
II. Các nhân tố hình thành đất
1. Đá mẹ
- Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
- Quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
- Ảnh hưởng tính chất của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp thông qua các yếu tố nhiệt, ẩm
- Ảnh hưởng gián tiếp thông qua chuỗi tác động khí hậu -> thực vật -> đất.
3. Sinh vật
- Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, góp phần phá hủy đá
- Vi sinh vật phân giải xác sinh vật tổng hợp thành mùn
- Sinh vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
- Tác động gián tiếp thông qua sự thay đổi các yếu tố nhiệt, ẩm.
- Độ dốc ảnh hưởng đến khả năng giữ đất khác nhau.
- Ảnh hưởng tới khí hậu -> tạo ra các vành đai đất theo độ cao.
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất
- Tuổi đất là các nhân tố biểu thị thời gin tác động của các yếu tố hình thành đất, thể hiện cường độ của quá trình tác động.
6. Con người
- Con người tác động mạnh mẽ đến đất, làm biến đổi tính chất của đất. Làm đất tốt lên hoặc xấu đi.
Bình luận