Giải bài 12 Thủy quyển, nước trên lục địa
Giải bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
I. Khái niệm thủy quyển
Câu 1. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu khái niệm thủy quyển.
- Xác định giới hạn trên và dưới của thủy quyển.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm thủy quyển: là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển,...
* Giới hạn trên và dưới của thủy quyển:
- Giới hạn trên: thuỷ quyển có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển
- Giới hạn dưới: có thể tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.
II. Nước trên lục địa
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
Câu 2. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
1. Nguồn cung cấp nước sông:
- Tuỳ vào nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau:
- Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước (mưa) thì chế độ nước của nó khá đơn giản.
- Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau (vừa do mưa, vừa do băng, tuyết tan) thì có chế độ nước tương đối phức tạp.
- Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa nước sông:
- Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất thì có khả năng thấm nước, tạo nguồn nước ngầm phong phú, nên sông ngòi có lượng nước dồi dào.
- Những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước nên vào mùa mưa khi có mưa lớn, lũ lên rất nhanh, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.
2. Địa hình: ở miền núi, do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
3. Thực vật:
- Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại, nước thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm.
- Rừng ở thượng nguồn các con sông giúp điều hoà dòng chảy, giảm lũ lụt,...
4. Hồ, đầm: nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
- Khi nước sông lên, một phần nước chảy vào hồ, đầm.
- Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược lại cho sông.
=> Ví dụ: Biển Hồ Cam-pu-chia (Cambodia) giúp sông Mê Công điều hoà dòng chảy vào mùa lũ.
2. Hồ
Câu 3. Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, em hãy phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và mô tả đặc điểm của các loại hồ.
Hướng dẫn giải:
* Phân loại dựa theo nguồn gốc hình thành, các hồ tự nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính:
1. Hồ có nguồn gốc nội sinh:
Hồ kiến tạo hình thành do các đứt gãy lớn
=> Ví dụ: hồ Bai-can, hồ Vích-to-ri-a (Victoria - Kê-ni-a, U-gan-đa, Tan-da-ni-a),..,
Hồ núi lửa hình thành trên miệng núi lửa đã tắt
=> Ví dụ: Biển Hồ Plei-ku (Pleiku - Việt Nam), hồ Crây-tơ,...
2. Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:
- Hồ do băng hà tạo ra.
=> Ví dụ: Ngũ Hồ (Ca-na-đa, Hoa Kỳ), hồ Gấu Lớn (Ca-na-đa)
- Hồ bồi tụ do sông
=> Ví dụ: hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam).
- Bên cạnh đó, có hồ nhân tạo được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và đời sống
* Ví dụ: hồ Ka-ri-ba (Kariba - Dim-ba-bu-ê), hồ Dầu Tiếng, hồ Hoà Bình (Việt Nam),...
Bình luận