5 phút giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo trang 52

5 phút giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo trang 52. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

I. Khái niệm thủy quyển

CH1: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu khái niệm thủy quyển.

- Xác định giới hạn trên và dưới của thủy quyển.

II. Nước trên lục địa

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

CH2: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

2. Hồ

CH3: Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, em hãy phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và mô tả đặc điểm của các loại hồ.

IMG_256

3. Nước băng tuyết

CH4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của nước băng tuyết.

4. Nước ngầm

CH5: Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày các đặc điểm của nước ngầm.

- Nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm.

II. Bảo vệ nguồn nước ngọt

CH6: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt.

- Nêu những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt.

Luyện tập

CH1: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần của thủy quyển.

CH2: Dựa vào hình 12.3, hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng

Vận dụng

Nhiệm vụ: Em hãy viết một báo cáo ngắn tìm hiểu về các đặc điểm và vai trò của những sông (hồ) ở địa phương em sinh sống.

PHẦN II. ĐÁP ÁN

I. Khái niệm thủy quyển

CH1: 

* Khái niệm thủy quyển: là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển,... 

* Giới hạn trên và dưới của thủy quyển: 

 - Giới hạn trên: thuỷ quyển có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển 

 - Giới hạn dưới: có thể tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.

II. Nước trên lục địa

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

CH2:

1. Nguồn cung cấp nước sông: 

 - Tuỳ vào nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau

- Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa nước sông:

2. Địa hình: ở miền núi, do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

3. Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại, nước thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn các con sông giúp điều hoà dòng chảy, giảm lũ lụt,...

4. Hồ, đầm: nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. 

=> Ví dụ: Biển Hồ Cam-pu-chia (Cambodia) giúp sông Mê Công điều hoà dòng chảy vào mùa lũ.

2. Hồ

CH3:

1. Hồ có nguồn gốc nội sinh:  Hồ kiến tạo hình thành do các đứt gãy lớn 

=> Ví dụ: hồ Bai-can, hồ Vích-to-ri-a (Victoria - Kê-ni-a, U-gan-đa, Tan-da-ni-a),.., 

  Hồ núi lửa hình thành trên miệng núi lửa đã tắt 

=> Ví dụ: Biển Hồ Plei-ku (Pleiku - Việt Nam), hồ Crây-tơ,...

2. Hồ có nguồn gốc ngoại sinh: 

  • Hồ do băng hà tạo ra.

=> Ví dụ: Ngũ Hồ (Ca-na-đa, Hoa Kỳ), hồ Gấu Lớn (Ca-na-đa)

  • Hồ bồi tụ do sông 

=> Ví dụ: hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam).

3. Nước băng tuyết

CH4: Là nước ở thể rắn, chiếm 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất, bao phủ gần 10% diện tích các lục địa, phân bố rải rác ở các đỉnh núi cao, chiếm khoảng 3% diện tích băng trên toàn Trái Đất, hình thành do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, tích tụ, nén chặt trong thời gian dài, diện tích, khối lượng luôn thay đổi (có lúc băng mở rộng hoặc có lúc băng tan).

4. Nước ngầm

CH5:

 - Tồn tại trong tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất.

 - Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.

 - Nguồn gốc chủ yếu là do nước trên mặt đất thấm xuống.

* Những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm:

  - Nguồn cung cấp nước: nước mưa, hơi nước…

  - Địa hình và cấu tạo đất đá.

  - Thực vật

II. Bảo vệ nguồn nước ngọt

CH6:  Nước ngọt là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất trong đời sống con người, nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể con người. Nước ngọt ngày càng khan hiếm, dân số thế giới sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước, chất lượng nước kém, kéo theo dịch bệnh, và thiếu lương thực. 

* Những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:

  • Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
  • Sử dụng nguồn nước hợp lí
  • Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước

=> Ví dụ: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ Luật bảo vệ môi trường và nguồn nước, có những biện pháp chế tài hợp lí; giám sát chặt chẽ khâu xử lí nước thải, rác thác.

Luyện tập

CH1:

IMG_258

CH2: Lưu lượng nước trung bình năm cùa sông Hồng là: 2632,3 m3/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, kéo dài 5 tháng. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, kéo dài 7 tháng: Tổng lưu lượng mùa cạn khoảng 9439 m3/s, chiếm khoảng 30% lưu lượng dòng chảy cà năm.

=> Chế độ nước sông Hồng thay đổi theo mùa với một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa (mùa hạ) và mùa khô (mùa đông) của khí hậu.

Vận dụng

Nhiệm vụ: 

Đặc điểm: chế độ nước, nguồn cung cấp nước.

Vai trò: nguồn tài nguyên nước của địa phương,…

- Đưa ra giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt trên sông như: 

  • Thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa. 
  • Hạn chế hóa chất tẩy rửa. 
  • Không vứt tàn thuốc lá vào bồn cầu. 
  • Tránh dùng thuốc trừ sâu.
  • Dọn dẹp rác thường xuyên.
  • Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp để bảo vệ nguồn nước.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo trang 52, giải Địa lí 10 CTST trang 52

Bình luận

Giải bài tập những môn khác