5 phút giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo trang 92
5 phút giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo trang 92. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI
I. Cơ cấu kinh tế
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
CH1: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế
CH2: Dựa vào hình 24.1, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế.
- Phân biệt các loại cơ dấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
II. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
CH3: Dựa vào hình 24.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân biệt một số tiêu chí: GDP, GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.
- Nhận xét sự phân hoá GNI bình quân đầu người trên thế giới, năm 2020.
Luyện tập
CH1: Em hãy lập bảng so sánh các tiêu chí GDP, GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.
CH2: Cho bảng số liệu:
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kỳ và Ấn Độ, năm 2020. Rút ra nhận xét.
Vận dụng
CH: Để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương (cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) người ta dùng chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) và GRDP bình quân đầu người. Em hãy sưu tầm thông tin về cách tính và xác định chỉ số GRDP và GRDP/người của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. em đang sống.
PHẦN II. ĐÁP ÁN
I. Cơ cấu kinh tế
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
CH1: Khái niệm cơ cấu kinh tế: là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
* Nội dung:
- Tập hợp các bộ phận (thành phần) hợp thành.
- Các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế
CH2:
1. Cơ cấu kinh tế theo ngành: là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nên kinh tế và các mối quan hệ tương đổi ổn định giữa chúng. Cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm:
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Ngành công nghiệp, xây dựng
- Ngành dịch vụ.
2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: được hình thành đựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phân kinh tế có tác động qua lại với nhau. Ở Việt Nam hiện nay có các thành phần kinh tế gồm:
- Khu vực kinh tế trong nước.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ đựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Bao gồm:
- Vùng kinh tế.
- Tiểu vùng kinh tế.
=> Sự phát triển không giống nhau giữa các vùng.
II. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
CH3:
* So sánh GDP và GNI:
- GDP (tổng sản phẩm trong nước): Là tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. Sử dụng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.
- GNI (tổng thu nhập quốc gia): Là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia
* So sánh GDP và GNI bình quân đầu người:
- GDP bình quân đầu người: GDP chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở cùng thời điểm.
- GNI bình quân đầu người: GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó đó ở cùng thời điểm.
* Sự phân hoá GNI bình quân đầu người trên thế giới, năm 2020.
- GNI bình quân đầu người ở Ô-xtrây-li-a, Hòa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cao nhất (≥ 12 696 USD/người)
- GNI bình quân đầu người ở các nước châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc, châu Á là 1 045 – 12 695 USD/người.
- GNI bình quân đầu người ở các nước châu Phi thấp nhất (≤ 1 045 USD/người).
Luyện tập
CH1:
GDP (tổng sản phẩm trong nước) | GNI (tổng thu nhập quốc gia) | |
Ý nghĩa | Tổng của tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ, được sản xuất cuối cùng được sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ một nước, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). | Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). |
Biện pháp | Tổng sản lượng sản xuất | Tổng thu nhập nhận được |
Đại diện | Sức mạnh của nền kinh tế nước này | Sức mạnh kinh tế của công dân nước này |
Tập trung vào | Sản xuất trong nước | Thu nhập do công dân tạo ra |
* So sánh GDP và GNI bình quân đầu người:
| GDP bình quân đầu người | GNI bình quân đầu người |
Cách tính | GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm. | GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm. |
+ GDP bình quân đầu người:
Cách tính: GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.
+ GNI bình quân đầu người:
Cách tính: GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.
CH2:
* Nhận xét:
- Ở Hoa Kỳ: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất và vượt trội so với các ngành khác (81%). Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (0.9%). Ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp hơn dịch vụ và cao hơn nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (18,1%).
- Ở Ấn Độ: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (58,2%). Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (18,3%). Ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp hơn dịch vụ và cao hơn nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (23,5%).
Vận dụng
CH:
- Ta tính theo công thức sau: GRDP = VA + T – S
Trong đó:
- VA: Là tổng giá trị tăng thêm của các ngành nghề, dịch vụ
- T: Là thuế nhập khẩu vào địa phương
- S: Trợ cấp sản phẩm trong địa phương.
- Công thức tính như sau: GRDP = I+T+A+S
=> Phương pháp này dựa trên mức thu nhập của từng cá nhân, từng hộ gia đình đang có hộ khẩu, sống và làm việc tại địa phương.
- Tính toán dựa trên các yếu tố sau:
- I = Thuế sản xuất ( không bao gồm phần trợ cấp sản xuất)
- T = Thu nhập của người lao động đến từ các hoạt động sản xuất ( có thể tính bằng hiện vật quy ra tiền)
- A= Khấu hao tài sản
- S= Thu nhập hỗn hợp hoặc thặng dư sản xuất.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo trang 92, giải Địa lí 10 CTST trang 92
Bình luận