Giải bài 37 Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng
Giải bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
I. Du lịch
1. Vai trò
Câu 1. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ngành du lịch có vai trò như thế nào trong đời sống và phát triển kinh tế. Cho ví dụ.
Hướng dẫn giải:
Vai trò của ngành du lịch trong đời sống và phát triển kinh tế:
- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
=> Ví dụ: Tại Việt Nam du lịch được đánh giá là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, không ngừng phát triển và đóng góp rất lớn và nền kinh tế đất nước. Đặc biệt là nguồn thu từ du khách nước ngoài giúp tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển.
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
=> Ví dụ: Ngành du lịch giúp tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động, đặc biệt là lao động nữ. Ở các vùng cao, ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân nông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực xã hội, nâng cao mức sống.
- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
=> Ví dụ: Việt Nam là một nước với bề dày lịch sử, nhiều khu du lịch mang tính lịch sử thu hút nhiều lượt khách tham qua như Hoàng Thành Huế, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu Quốc Tử Giám,...
- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.
=> Ví dụ: Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), du lịch sức khỏe kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn đã, đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng toàn cầu trong thời gian tới vì nó đem lại những lợi ích tuyệt vời cho du khách. Bởi lẽ, xã hội phát triển, nhu cầu sống khỏe của con người ngày càng cao, thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, du khách muốn được nghỉ ngơi, giải trí, được tái tạo năng lượng và làm đẹp cùng một chỗ.
- Phát triển ngành du lịch một cách hợp lí góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên.
=> Ví dụ: Các khu bảo tồn thiên nhiên như Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Bà Nà Núi Chúa, Pù Luông,..
2. Đặc điểm
Câu 2. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày đặc điểm ngành du lịch. Cho ví dụ.
Hướng dẫn giải:
Đặc điểm ngành du lịch:
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch thường được tiến hành đồng thời.
=> Ví dụ: Khi du lịch tại một địa điểm như Đà Lạt, khách hàng phải có mặt tại địa điểm du lịch, sử dụng, trải nghiệm các dịch vụ như tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi.
- Khách du lịch đến những nơi có tài nguyên du lịch để tham quan, trải nghiệm.
=> Ví dụ: Những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, độc đáo sẽ thu hút nhiều khách du lịch hơn. Ở Việt Nam có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch như: Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Đà Lạt,...
- Tại một số địa điểm, việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có tính thời vụ.
=> Ví dụ: Các địa điểm có khí hậu lạnh, khách du lịch sẽ chọn tham quan vào mùa hè để tránh nóng, thời tiết mát mẻ, còn mua đông sẽ ít khách du lịch hơn.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch đã góp phần thay đối hình thức cung cấp dịch vụ, chất lượng các dịch vụ du lịch.
=> Ví dụ: Có các hệ thống các tài khoản trên mạng xã hội, tổng đài thông tin, tư vấn, giải đáp du lịch để giúp du khách thuận tiện hơn trong việc tiếp cận thông tin, hình ảnh các sản phẩm du lịch. Các khách sạn kết hợp sử dụng OTA (Online Travel Agent) hay các đại lý du lịch trực tuyến như Agoda, Booking.com hay Airbnb…
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
Câu 3. Dựa vào hình 37. 1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch.
- Cho biết nhân tố nào giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành các điểm du lịch. Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch:
- Vị trí địa lí: việt liên kết, đầu tư phát triển du lịch sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch.
- Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa: Cơ sở hình thành các điểm du lịch tạo sự đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng: Cần phát triển các điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch, chú trọng sự liên kết và mức độ khai thác các điểm du lịch.
- Nguồn nhân lực du lịch: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
- Đặc điểm thị trường khách du lịch: Định hướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch; doanh thu du lịch.
- Nhân tố khác (ngành kinh tế bổ trợ, chính sách phát triển du lịch, an ninh, chính trị, dịch bệnh,...): Tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lịch.
=> Nhân tố “Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa” giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành các điểm du lịch.
* Giải thích: Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa là là tiền đề để phát triển ngành du lịch, sự phân bố của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng lớn đến mạng lưới du lịch.
4. Tình hình phát triển và phân bố
Câu 4. Dựa vào hình 37.2, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới.
- Nhận xét đặc điểm phân bố khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch ở một số quốc gia.
Hướng dẫn giải:
* Tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới:
- Thế giới: tăng mạnh từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây.
=> Giai đoạn 1990 – 2019: số lượt khách du lịch quốc tế tăng từ 438 triệu lượt lên 1466 triệu lượt, doanh thu du lịch tăng từ 271 tỉ USD lên 1 466 tỉ USD.
- Việt Nam: ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.
* Đặc điểm phân bố khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch ở một số quốc gia:
- Phân bố:
- Thế giới: Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển và thường thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan là Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Trung Quốc, I-ta-li-a,...
- Việt Nam: Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,...
- Doanh thu du lịch ở một số quốc gia: Ở Các nước Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Thái Lan, Thái Lan có doanh thu du lịch rất cao.
Bình luận