Tóm tắt kiến thức địa lý 10 chân trời bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 chân trời bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. NGÀNH DU LỊCH
- Vai trò
+ Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
+ Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
+ Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Đặc điểm:
+ Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch thường được tiến hành đồng thời.
+ Khách du lịch đến những nơi có tài nguyên du lịch để tham quan, trải nghiệm.
+ Tại một số địa điểm, việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có tính thời vụ.
+ Các thành tựu khoa học – công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch đã góp phần thay đổi hình thức cung cấp dịch vụ, chất lượng các dịch vụ du lịch.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố:
+ Vị trí địa lí: Sự liên kết, đầu tư phát triển du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá: Cơ sở hình thành các điểm du lịch; sự đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng: Điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch; sự liên kết và mức độ khai thác các điểm du lịch.
+ Nguồn nhân lực du lịch: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
+ Đặc điểm thị trường khách du lịch: Hướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch; doanh thu du lịch.
+ Nhân tố khác (ngành kinh tế bổ trợ, chính sách phát triển du lịch, an ninh, chính trị, dịch bệnh,...): Tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lịch.
- Tình hình phát triển:
+ Hoạt động du lịch thế giới tăng nhanh: số lượt khách du lịch quốc tế tăng từ 438 triệu lượt lên 1466 triệu lượt, doanh thu du lịch tăng từ 271 tỉ USD lên 1 466 tỉ USD.
+ Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển và thường thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan là Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Trung Quốc, I-ta-li-a,...
II. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
- Vai trò:
+ Cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.
+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
+ Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.
+ Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.
- Đặc điểm:
+ Là ngành kinh tế năng động song dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, các cuộc khủng hoảng năng lượng, thảm hoạ toàn cầu...
+ Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng ứng dụng mạnh mẽ trong nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, như trí tuệ nhân tạo (AI), tư vấn tự động (Chatbot), công nghệ chuỗi khối (Blockchain),...
+ Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính – ngân hàng.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính – ngân hàng.
+ Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.
+ Các thành tựu khoa học – công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, cũng như sự liên kết giữa ngành tài chính – ngân hàng với các ngành kinh tế khác.
+ Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.
- Tình hình phát triển:
+ Ở các nước phát triển, ngành tài chính – ngân hàng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ tài chính – ngân hàng đa dạng.
+ Ở các nước đang phát triển, ngành tài chính – ngân hàng phát triển muộn hơn, hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành và các dịch vụ tài chính – ngân hàng đang từng bước được hoàn thiện.
+ Các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới hiện nay là thành phố Niu Oóc, Luân Đôn, Tó-ky-o....
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận