Giải bài 2 Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí và trong đời sống
Giải bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí và trong đời sống - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
I. Sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí
Câu 1. Dựa vào hình 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta.
- Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50m.
Hướng dẫn giải:
* Một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta:
- D. Hoàng Liên Sơn
- D. Trường Sơn,…
* Các khu vực địa hình có độ cao dưới 50m:
- Địa hình bờ biển
- Thềm lục địa.
II. Sử dụng bản đồ trong đời sống
1. Xác định vị trí
Câu 2. Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em.
Hướng dẫn giải:
Em tự thực hiện bằng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… có kết nối internet, vào hệ thống định vị GPS.
2. Tìm đường đi
Câu 3. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống.
Hướng dẫn giải:
* Cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống:
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
3. Tính khoảng cách địa lí
Câu 4. Em hãy tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay), biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1: 200 000.
Hướng dẫn giải:
- Cách tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B: Khoảng cách đo được trên bản đồ x tỉ lệ khoảng cách thực tế.
- Tính: 5 cm x 200 000 = 1 000 000 cm = 1 000 km
* Vậy khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay) là 1 000 km.
Bình luận