Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)
Ở bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về ngành công nghiệp năng lượng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số ngành công nghiệp mới đó là ngành công nghệ điện tử -tin học, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Chúng ta cùng bắt đầu ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
III. Công nghiệp cơ khí
(Học sinh tự đọc và tham khảo thêm)
IV. Công nghiệp điện tử - tin học
- Vai trò:
- Là ngành công nghiệp trẻ, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước.
- Phân loại:
- Máy tính
- Thiết bị điện tử
- Điện tử tiêu dùng
- Thiết bị viễn thông
- Đặc điểm:
- Ít gây ô nhiễm môi trường.
- Không chiếm diện tích rộng
- Tốn ít nguyên liệu
- Yêu cầu nguồn lao động có trình độ cao
- Phân bố: Chủ yếu ở các nước phát triển : Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…
V. Công nghiệp hóa chất
(Học sinh tự đọc và tham khảo thêm)
VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Vai trò: Sản xuất sản phẩm tiêu biểu dùng phục vụ đời sống của nhân dân
- Phân loại:
- Dệt –may
- Da giày
- Nhựa
- Sành –sứ - thủy tinh
- Đặc điểm:
- Sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp
- Cần lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh
- Quy trình sản xuất đơn giản, nhanh thu lợi, sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
- Phân bố: Rộng khắp các nước trên thế giới.
VII. Công nghiệp thực phẩm
- Vai trò:
- Đáp dứng nhu cầu của con người về ăn uống.
- Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo khả năng xuất khẩu cao.
- Phân loại:
- Chế biến các sản phẩm trồng trọt
- Chế biến các sản phẩm chăn nuôi
- Chế biến thủy, hải sản
- Đặc điểm:
- Sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp
- Cần lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng
- Cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh.
- Quy trình sản xuất đơn giản, nhanh thu lợi, sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
- Phân bố: rộng khắp các nước trên thế giới.
Bình luận