Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ cấu nền kinh tế, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây.

Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

A. Kiến thức trọng tâm

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm

  • Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các nguồn lực

  • Vị trí địa lí:
    • Tự nhiên
    • Kinh tế, chính trị, giao thông
  • Tự nhiên:
    • Đất
    • Khí hậu
    • Nước
    • Biển
    • Sinh vật
    • Khoáng vật
  • Kinh tế - xã hội:
    • Dân số và nguồn lao động
    • Vốn
    • Thị trường
    • Khoa học – kĩ thuật và công nghệ
    • Chính sách và xu thế phát triển

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

  • Vị trí địa lí -> Thuận lợi hoặc khó khăn cho việc giao lưu giữa các nước.
  • Nguồn lực tự nhiên -> Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất
  • Nguồn lực kinh tế - xã hội -> Cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế từng nước.

II. Cơ cấu nền kinh tế

1. Khái niệm

  • Cơ cấu nền kinh tế là tổng thế các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
  • Nội dung chủ yếu:
  • Tổng thế các bộ phận (thành phần) hợp thành
  • Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

a. Cơ cấu ngành kinh tế

  • Là bộ phận cơ bản của cơ cấu kinh tế.
  • Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế

  • Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu.
  • Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

c. Cơ cấu lãnh thổ

  • Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ
  • Được tổ chức chặt chẽ trong một không gian thống nhất.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 99 sgk Địa lý 10

Dựa vào sơ đồ trên em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế?

Trang 100 sgk Địa lí 10

Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế?

Trang 101 sgk Địa lí 10

Dựa vào sơ đồ trên, em hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế?

Trang 101 sgk Địa lí 10

Dựa vào bảng 26, hãy nhận xét về cơ cấu ngành  và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và Việt Nam.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 102 sgk Địa lí 10

Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 2: Trang 102 sgk Địa lí 10

Cho bảng số liệu:

CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004

a) Hãy vẽ biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.

b) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác