Bài 40: Địa lí ngành thương mại
Khi nhắc đến cụm từ "thương mại" thì người ta sẽ liên tưởng đến hoạt động mua bán và trao đổi. Đây được xem là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa hai bên người bán và người mua. Từ khi ra đời đến nay, hoạt động thương mại không ngừng nâng cao vai trò của mình trong việc điều tiết sản xuất, thúc đẩy sự phát triển sản phẩm hàng hóa...Và để hiểu hơn về ngành thương mại, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Khái niệm về thị trường
1. Khái niệm
- Thị trường: là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua
- Hàng hóa, dịch vụ: là các sản phẩm hoặc các dịch vụ được đem ra trao đổi.
- Vật ngang giá (tiền, vàng): Là vật để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ
2. Cơ chế hoạt động của thị trường:
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung – cầu
- Cung > Cầu: giá giảm, người mua lời.
- Cung < Cầu: giá tăng,người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.
- Cung = Cầu: giá cả ổn định (vai trò của Maketting).
- Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội,nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần,mong muốn,thông qua việc tạo ra,chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
II. Ngành thương mại
1. Vai trò:
- Thương mại là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng
- Đối với nhà sản xuất:
- Cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc, tiêu thụ sản phẩm
- Điều tiết sản xuất (sản xuất ở quy mô và chất lượng mới)
- Đối với người tiêu dùng:
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
- Tạo thị hiếu mới, nhu cầu mới.
- Nội thương: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
- Ngoại thương: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
2. Cán cân xuất – nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a. Cán cân xuất nhập khẩu
- Khái niệm: cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu
- Phân loại:
- Xuất khẩu > Nhập khẩu: xuất siêu
- Nhập khẩu > Xuất khẩu: nhập siêu
b. Cơ cấu xuất nhập khẩu
- Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ:
- Các nước phát triển: xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập nguyên liệu, năng lượng.
- Các nước đang phát triển: xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng, nhập nguyên liệu,máy móc.
III. Đặc điểm của thị trường thế giới
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động.
- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên TG, chiếm tỷ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỷ trọng
- Hoạt động buôn bán trên TG tập trung vào các nước TBCN phát triển
- Các cường quốc về XNK chi phối mạnh mẽ nền KTTG và đồng tiền của những nước này là ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới
IV. Các tổ chức thương mại lớn trên thế giới
(Học sinh tự tìm hiểu vầ đọc thêm)
Bình luận