Giải bài 29 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giải bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Sách địa lí 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
I. Môi trường
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 29.1, hình 29.2, hãy:
- Nêu khái niệm và đặc điểm của môi trường.
- Tìm ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).
=> Môi trường sống là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
* Đặc điểm của môi trường: Gồm:
1. Môi trường tự nhiên
2. Môi trường xã hội
3. Môi trường nhân tạo
- Có quan hệ mật thiệt và tác động qua lại với con người.
- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò của môi trường đối với con người:
- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật.
=> Ví dụ: Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh c để tạo được không gian sống cho con người và sinh vật
- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
=> Ví dụ:
- Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép...;
- Rừng tự nhiên phục mụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái
- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.
=> Ví dụ: Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.
=> Ví dụ:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
II. Tài nguyên thiên nhiên
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 29.3, hãy:
- Nêu khái niệm và đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên.
- Tìm ví dụ chứng minh vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.
* Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:
- Phân bố không đồng đêu theo không gian lãnh thổ.
- Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triền lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
- Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa đạng nhưng có giới hạn nhất định. -> Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản.
- Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên phân thành:
- Tài nguyên thiên nhiên vô hạn
- Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn: tái tạo được và không tái tạo được.
* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người:
- Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...
=> Ví dụ: Tại một vùng mọi thứ xuất hiện làm ra thiên nhiên nhưng khi phải chịu mọi thiên tai, bão lụt thì rất nhiều sự sống tại vùng đó bị tiêu hủy, tàn phá nặng nề, đó là kết thúc của sự sống. Con người khai thác các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
- Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội.
=> Ví dụ: Thiên nhiên cung cấp cho con người lượng tài nguyên lớn như nguồn nước, khoáng sản…
Bình luận