Soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 29: môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 29: môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 29: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập, điều chỉnh cách thức học tập cho phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, trình bày ý tưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc phân biệt khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên (TNTN); phân tích vai trò của môi trường, TNTN đối với sự phát triển của xã hội loài người.
3. Phẩm chất:
- Chăm chị học tập, có trách nhiệm bảo vệ môi trường và TNTN.
- Nhận thức đúng về vai trò của môi trường và TNTN đối với xã hội loài người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
● SGK, SGV, Giáo án.
● Tranh ảnh về một số loại TNTN và các hoạt động con người bảo vệ môi trường.
2. Đối với học sinh
● SGK, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Định hướng nội dung bài học. Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra. Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Vậy môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm của chúng là gì? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra. Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Vậy môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm của chúng là gì? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới:Bài 28: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường
a. Mục tiêu: Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường. Phân tích được vai trò của môi trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, đọc thông tin mong SGK để trả lời các câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: khái niệm, đặc điểm của môi trường, vai trò của môi trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, đọc thông tin mong SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Môi trường là gì? + Môi trường sống của con người bao gồm các thành phần nào? Phân biệt các thành phần của môi trường. + Môi trường có những đặc điểm gì? + Tìm ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong sách, có thể lấy thêm các ví dụ cụ thể minh hoạ . - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. + Môi trường tự nhiên: Ví dụ: không khí để thở, nước để uống,... Vì vậy, con người cần phải có thái độ tích cực với tự nhiên như: không chặt phá rừng, không xả rác thải, chất bẩn vào môi trường tự nhiên,... + Môi trường xã hội: Ví dụ: Con người đưa ra các quý định cấm săn bắt động vật quý hiếm hoặc quy định bảo vệ rừng, quy định sử dụng đất, quy định đánh bắt cá,... để mỗi cá nhân tuân theo với mục đích cuối cùng là bảo vệ tự nhiên. - Vai trò: Môi trường tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Con người và sinh vật đều phải sống trong môi trường tự nhiên, nhân tạo hoặc cả tự nhiên và nhân tạo. Con người không ngừng tìm cách cải thiện, cải tạo môi trường sống của mình, làm cho môi trường sống được tiện nghi hơn, đẹp hơn. Con người đã làm cho môi trường tự nhiên biến đổi một cách sâu sắc; ở những vùng kinh tế phát triển lâu đời thì hầu như không còn bóng dáng của thiên nhiên nguyên sơ. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng không gian sống của con người ngày càng chật hẹp hơn, ô nhiễm hơn do chính con người tạo ra. + Môi trường chứa đựng và cung cấp các nguồn TNTN cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Từ xưa đến nay, con người vẫn sống và phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Con người sử dụng TNTN để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nhiều quốc gia trở nên giàu có nhờ vào TNTN. Môi trường chứa đựng TNTN nhưng TNTN không vô hạn. Con người cần phải khai thác hiệu quả, cần phải nghiên cứu để tìm ra nguồn năng lượng, vật liệu thay thế. + Môi trường là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra. Chất thải đang trở thành vấn đề môi trường cấp thiết toàn cầu. Con người ngày càng thải vào môi trường nhiều chất thải, môi trường lúc này vừa có chức năng chứa đựng, vừa có chức năng phá huỷ các chất thải do con người tạo ra. Hạn chế rác thải, xử li rác thải sẽ góp phần bảo vệ môi trường. + Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, con người có thể biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình. Ví dụ: Bão ngày một gia tăng, thiên tai ngày càng nhiều chứng tỏ trước đây con người đã có những hành động chưa đúng trong khai thác và bảo vệ tự nhiên. Từ đó con người có thể dự đoán được tương lai như: việc khai thác quá mức tài nguyên sẽ dẫn tới thiếu hụt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu,... - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Môi trường - Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên - Thành phần: Môi trường tự nhiên liên quan tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, hay nói cách khác, loài người muốn tồn tại và phát triển được phải có môi trường tự nhiên. + Môi trường xã hội thể hiện rõ vị trí của con người, là tổng hoà các mối quan hệ. Mối quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất, giao tiếp,... đã quyết định thái độ của con người với tự nhiên. + Môi trường nhân tạo do con người tạo nên, phục vụ cho chính các hoạt động của con người như: nhà cửa, đường sá, công viên, trường học,... - Đặc điểm: + Môi trường có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người. + Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người. - Vai trò: + Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. + Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. + Chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra. + Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khử và dự đoán được tương lai cho chính mình. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác