Soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 14: vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 14: vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 14: VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày khái niệm vỏ địa lí, phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày khái niệm và đại lí phân biệt và địa lí và vỏ Trái Đất; trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí, giải thích một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoán chính cua và địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lý thông qua việc sử dụng sơ đồ, hình vẽ,... về vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ thực tế ở địa phương về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- Một số hình: Sơ đồ vỏ địa lí của Trái Đất, Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí, Sơ đồ các hậu quả của việc phá rừng bừa bãi (có thể phóng to hoặc scan hình ở SGK).
- Internet, màn hình, máy chiếu, máy tính cùng các phần mềm ứng dụng cần thiết (nếu cần).
- Một số tranh ảnh, video clip; các tài liệu tham khảo....
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát video về một số thiên tai trên Trái Đất như: lũ lụt, hán hán, sạt lở đất, bão,… Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các loại thiên tai này có mối liên hệ như thế nào đối với các hoạt động của con người? Tại sao con người tác động quá mức vào thiên nhiên gây ra những thiên tai như vậy?
c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video về một số thiên tai trên Trái Đất như: lũ lụt, hán hán, sạt lở đất, bão,… Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các loại thiên tai này có mối liên hệ như thế nào đối với các hoạt động của con người? Tại sao con người tác động quá mức vào thiên nhiên gây ra những thiên tai như vậy?
https://www.youtube.com/watch?v=8aejsuJ5oC4 (căts video từ đầu đến 1 phút)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học:
Các quyền của Trái Đất không tồn tại và phát triển một cách riêng biệt, chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Sự phối hợp của các thành phần đã tạo nên quy luật mang tính thống nhất và hoàn chỉnh. Vậy quy luật đó được hiểu như thế nào? Nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đó là gì? Con người đã vận dụng quy luật đó như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lướp vỏ địa lí.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vỏ địa lí
a. Mục tiêu: trình bày khái niệm vỏ địa lí, phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 14.1 để trình bày những dấu hiệu chủ yếu của vỏ địa lí, phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.
c. Sản phẩm học tập: khái niệm vỏ địa lí, phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đấ
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 14.1 để trình bày những dấu hiệu chủ yếu của vỏ địa lí, phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái Đất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời. - HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập Sau khi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh các dấu hiệu chủ yếu của vỏ địa lí như: sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận, giới hạn không trùng với vỏ Trái Đất, phát triển theo những quy luật địa lí chung | I. Vỏ địa lí - Vỏ địa lí là võ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyền và sinh quyển). - Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zon, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa; độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km. - Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung, trong đó có một số quy luật chính là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác