Soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 12: đất và sinh quyển

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 12: đất và sinh quyển sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI  12: ĐẤT VÀ SINH QUYỂN

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoa và đất; trình bày được các nhân tố hình thành đất.

- Trình bày được khái niệm sinh quyển; phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

- Liên hệ được thực tế ở địa phương.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin từ SGK, ghi chép những nội dung cơ bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi ý tưởng, phản hồi, lắng nghe tích cực hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

b. Năng lực địa lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày khái niệm về đất. sinh quyển; phân biệt lớp vỏ phong hoá và đất; trình bày được các nhân tố hình thành đất; phân tích đặc điểm và giới hạn của sinh quyền, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như tài liệu văn bản, sơ đồ, hình vẽ.... để phân biệt lớp vỏ phong hoá và đất.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ thực tế ở địa phương về đất và sinh vật.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường đất, sinh vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

- Sơ đồ quá trình hình thành đất (có thể phóng to hoặc scan hình ở SGK).

- Internet, màn hình, máy chiếu, máy tính cùng các phần mềm ứng dụng cần thiết (nếu có).

- Một cốc nước đã hòa tan đất.

- Tranh ảnh, các tài liệu tham khảo

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được các nhiệm vụ cần giải quyết trong bài

b. Nội dung: GV cho HS quan sát một cốc nước đã hoà tan đất, yêu cầu HS quan sát và cho biết các vật liệu rắn trong cốc nước (cắt, sạn, sỏi,...) và màu sắc nước (đục màu bùn) có nguồn gốc t đầu và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV cho HS quan sát một cốc nước đã hoà tan đất, yêu cầu HS quan sát và cho biết các vật liệu rắn trong cốc nước (cắt, sạn, sỏi,...) và màu sắc nước (đục màu bùn) có nguồn gốc t đầu.

- GV đặt tiếp câu hỏi cho HS: Trong không gian Trái Đất đến hết tầng đối lưu có sinh vật sinh sống không?Nơi nào có sinh vật sinh sống nhiều nhất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.

- GV yêu cầu mỗi HS (hoặc trao đổi với bạn) đưa ra một ý kiến của bản thân (theo cảm nhận của các em, có thể không đúng).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đất và sinh vật là các thành phần tự nhiên quan trong. Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các thành phần tự nhiên khác? Sinh quyn có đặc điểm gì? Đất và sinh vật chịu tác động của những nhân tố nào ? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đất và lớp vỏ phong hoá

a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoávà đất

b. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để trình bày khái niệm về đất và quan sát hình 12.1 để phân biệt đất với lớp vỏ phong hoá.

c. Sản phẩm học tập: khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoávà đất

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để trình bày khái niệm về đất và quan sát hình 12.1 để phân biệt đất với lớp vỏ phong hoá?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

Sau khi HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh các dấu hiệu chủ yếu của đất (vật chất tơi xốp, ở bề mặt lục địa, có độ phi) và các dấu hiệu chính của độ phì (chất dinh dưỡng, khoáng, nước, nhiệt, khí).

1. Đất và lớp vỏ phong hoá

- Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.

- Đất gồm có các thành phần vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phủ. Độ phủ là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng, nước, nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo ra năng suất cây trồng.

- Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác