Soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 30: phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 30: phát triển bền vững và tăng trưởng xanh sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 30: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững.
- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh.
- Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập, điều chỉnh cách thức học tập cho phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, trình bày ý tưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững (PTBV); trình bày khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh (TTX).
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ một số vấn đề về TTX tại địa phương.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Chăm chỉ học tập để hiểu rõ về PTBV và TTX, từ đó áp dụng vào cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
● SGK, SGV, Giáo án.
● Tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, video về con người khai thác tự nhiên theo hướng PTBV và TTX.
2. Đối với học sinh
● SGK, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối với bài học mới.
b. Nội dung: Phát triển bền vững ngày càng được cộng đồng thế giới quan tâm, là mục tiêu dài hạn mà mọi quốc gia cần hưởng đến. Tăng trưởng xanh là một phần quan trọng của phát triển bền vững. Vậy phát triển bền vững là gì? Vì sao phải phát triển bền vững? Tăng trưởng xanh được hiểu như thế nào và các biểu hiện của nó ra sao?
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng KWL: phát triển bền vững là gì? Vì sao phải phát triển bền vững? Tăng trưởng xanh được hiểu như thế nào và các biểu hiện của nó ra sao?
K(đã biết) | W (Muốn biết) | L (Học được) |
|
|
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới:Phát triển bền vững ngày càng được cộng đồng thế giới quan tâm, là mục tiêu dài hạn mà mọi quốc gia cần hưởng đến. Tăng trưởng xanh là một phần quan trọng của phát triển bền vững. Vậy phát triển bền vững là gì? Vì sao phải phát triển bền vững? Tăng trưởng xanh được hiểu như thế nào và các biểu hiện của nó ra sao? Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phát triển bền vững
a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải PTBV.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm học tập: khái niệm và sự cần thiết phải PTBV
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, kết hợp phương pháp quy nạp, cho HS xem tranh ảnh hoặc video clip về khai thác rừng theo hình thức chặt chọn, về bảo vệ môi trường, về sử dụng năng lượng tái tạo, về xử lí chất thải rắn, xử lí nước thải,... - GV đặt câu hỏi: + Con người sử dụng các phương pháp trên nhằm mục đích gì? + Tại sao cần thiết phải sử dụng các phương pháp đó? - GV đặt câu hỏi: Vậy thế nào là PTBV? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong sách, có thể lấy thêm các ví dụ cụ thể minh hoạ . - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. GV cũng cần phân tích cho HS biết, muốn PTBV phải có sự chung tay của các nước, của mọi thành viên trong xã hội, vì môi trường không thể chia cắt và có tính thống nhất. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV mở rộng: Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững diễn ra ở Niu Y-oóc (Hoa Kỳ) từ ngày 25 đến ngày 27-9-2015, 193 quốc gia thành viên đã thông qua Chương trình Nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững như một lộ trình để chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu trong 15 năm tới. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Phát triển bền vững - Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau. - Sự cần thiết phải PTBV: + Về kinh tế: Phát triển kinh tế với mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao trong thời gian ngắn đã dẫn tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, đồng thời cũng tạo ra chất thải nhiều hơn. Hậu quả làm cho môi trường sinh thái dần bị suy giảm. + Về xã hội: Tình trạng gia tăng dân số quả nhanh, tỉ lệ người nghèo ở một số nước đang phát triển nhiều lên, hiện tượng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phổ biến,... + Về môi trường: Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, nhiều giống loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác