Soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 5: thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 5: thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHƯƠNG 2: THẠCH QUYỂN
BÀI 5: THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyền với vỏ Trái Đất.
- Trình bày khái niệm, nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Phân tích được sơ đồ, lược đổ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
-Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai núi lửa trên Trái Đất.
2. Năng lực
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất; trình bày khái niệm, nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất; nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai núi lửa trên Trái Đất.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc phân tích sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin, lựa chọn, ghi chép thông tin phù hợp...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- Một số sơ đồ, tranh ảnh, hình về về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Video clip mô phỏng về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (nếu có).
- Lược đồ các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ như tình huống mở đầu trong SGK: Dựa vào kiến thức đã học lớp 6 hãy trả lời:
Thạch quyển là gì và nằm ở đâu trong cấu tạo của Trái Đất? Thạch quyển và vỏ Trái Đất khác nhau như thế nào? Nội lực được sinh ra từ đầu và có tác động như thế nào đối với địa hình bề mặt Trái Đất?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày kết quả.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết chi tiết hơn về thạch quyển và tác động của nội lực đến bề mặt địa hình. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu thạch quyển
a. Mục tiêu: trình bày được khái niệm thạch quyển và phân biệt được thạch quyển với vỏ trái Đất
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 5.1 để trả lời các câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: khái niệm thạch quyển và phân biệt được thạch quyển với vỏ trái Đất
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 5.1 để trả lời các câu hỏi sau: + Xác định giới hạn của thạch quyển trong cấu tạo bên trong của Trái Đất. + Trình bày khái niệm thạch quyển. + Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời. - HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Thạch quyển - Giới hạn của thạch quyển: từ phần trên lớp man-ti trên trở lên (dày khoảng 100 km). - Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. - Sự khác nhau giữa thạch quyển và vỏ Trái Đất: + Thạch quyển dày hơn vỏ Trái Đất, bao gồm cả phần trên của man-ti, lớp ba-dan, lớp gra-nit. + Vỏ Trái Đất mỏng hơn thạch quyển, chỉ tính từ lớp ba-dan trở lên. Vỏ lục địa có lớp ba-dan và lớp gra-nit, vỏ đại dương có lớp ba-dan và lớp trầm tích đáy biển.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác