Soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 22: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 22: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

BÀI 22: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-VTrình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

-VNêu được một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên. thế giới; những định hình phát triển nông nghiệp trong tương lai.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin về TCLTNN.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, trình bày ý tưởng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b. Năng lực địa lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN); phân biệt vai trò, đặc điểm của một số hình thức TCLTNN; nêu một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới và những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

-       Tranh ảnh, video clip về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các trang trại hoặc vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng nông nghiệp.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV đặt tình huống có vấn đề mới, sử dụng kĩ thuật KWLH để mở đầu cho bài học.

Em đã biết gì về các hình thức TCLTNN? (K)

Em muốn biết gì về các hình thức TCLTNN? (W)

Em đã học được gì các hình thức phương em về TCLTNN? (L)

Liên hệ với địa các hình thức TCLTNN? (H)

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Vậy thế nào là tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? Vai trò và đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như thế nào?Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

a. Mục tiêu: Trình bày được quan niệm, vai trò của TCLTNN.

Phân biệt được vai trò, đặc điểm của một số hình thức TCLTNN.

b. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để nêu quan niệm về TCLTNN và lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của TCLTNN; một số hình thức TCLTNN

c. Sản phẩm học tập: quan niệm, vai trò của TCLTNN, một số hình thức TCLTNN

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để nêu quan niệm về TCLTNN và lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của TCLTNN.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, dựa vào bảng 22 SGK, tìm hiểu vai trò và đặc điểm của một số hình thức TCLTNN.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV liên hệ VN:

+ Trang trại là hình thức gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp lên cao, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã đặt ra yêu cầu khách quan cho phát triển sản xuất nông sản hàng hoa, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển. Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá, là hình thức tiến bộ mới của sản xuất nông nghiệp thế giới.

+ Ở Việt Nam, trang trại phát triển từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, song đã tạo được sự phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện để nông nghiệp nước ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá. Trang trại ở nước ta có các loại hình khác nhau: trang trại nông nghiệp, trang trại lâm nghiệp, trang trại nông – lâm nghiệp, trang trại nông – lâm – dịch vụ,...

+ Ở Việt Nam có 7 vùng nông nghiệp với những điều kiện sinh thái và cả hướng chuyên môn hoá cũng có sự khác nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trưởng trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Vai trò:

+ Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.

+ Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

+ Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ, giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trưởng, phát triển bền vững.

- Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

+ Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, có quy mô sản xuất đủ lớn, trình độ kĩ thuật cao, phương thức quản lí sản xuất tiến bộ, với mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoa đáp ; ứng nhu cầu của thị trường.

+ Thể tổng hợp nông nghiệp (vùng sản xuất nông nghiệp tập trung) là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

+ Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế; được phân chia với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hoá đúng hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác