Soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 11: nước biển và đại dương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 10 Bài 11: nước biển và đại dương sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 11: NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương,
- Giải thích được hiện tượng sóng biển và thủy triều.
- Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương
- Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế xã hội.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động, tích cực, xác định nhiệm vụ học tập; tìm kiếm, ghi chép thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bảy tinh chất của nước biển và đại dương: giải thích hiện tượng sóng biển và thuỷ triều, trình bày chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như bảnđồ, tranh ảnh.... về dòng biển, thuỷ triều.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ thực tế về vai trò của tiền và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- Sơ đồ vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời trong các ngày thuỷ triều lớn nhất và thuỷ triều nhỏ nhất,
- Bản đồ các dòng biển trên đại dương thế giới.
- Tranh ảnh, video clip về hoạt động của sóng biển, thuỷ triều.
- Phiếu học tập (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi: Em đã được đi du lịch ở những vùng biển nào? Em cảm thấy thế nào khi đứngtrước vùng biển rộng lớn?
c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Biển, đại dương bao phủ trên 70 % diện tích của bề mặt Trái Đất và chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tính chất của nước biển, đại dương và các hiện tượng chủ yếu như sóng biển, thuỷ triều, dòng biển có những đặc trưng nào nổi bật? Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào?Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Nước biển và đại dương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tính chất của nước biển và đại dương
a. Mục tiêu: Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu về một số tính chất của nước biển và đại dương (độ muối, nhiệt độ của nước biển và đại dương).
c. Sản phẩm học tập: tính chất của nước biển và đại dương
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu về một số tính chất của nước biển và đại dương (độ muối, nhiệt độ của nước biển và đại dương). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi đại diện một số HS trình bày, GV dùng phương pháp diễn giải giúp HS thấy được sự khác biệt về độ muối của nước biển và đại dương có sự thay đổi theo không gian. - GV cũng có thể cho HS quan sát tranh ảnh về một số vùng biển có độ muối lớn như Biển Chết, Địa Trung Hải để tạo hứng thú học tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Một số tính chất của nước biển và đại dương - Độ muối: Trong nước biển và đại dương có muối + Độ muối của nước biển thay đổi theo không gian. + Độ muối không giống nhau giữa các biển và đại dương. + Nguyên nhân: do lượng mưa, lượng bốc hơi và lượng nước ngọt từ các sông do ra. - Nhiệt độ nước biển và đại dương thay đổi theo thời gian (mùa) và không gian (theo vĩ độ và theo độ sâu). + Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ của nước biển và đại dương: · Thay đổi theo mùa là do chế độ gió, · Thay đổi theo vĩ độ do phụ thuộc vào góc nhập xạ của bức xạ mặt trời. · Thay đổi theo chiều sâu do phụ thuộc vào mức độ hấp thụ bức xạ mặt trời. Lớp nước ở trên mặt biển, đại dương có nhiệt độ cao, cảng xuống sâu nhiệt độ càng giảm. Tuy nhiên, từ độ sâu trên 3.000 m, nhiệt độ nước biển và đại dương ít thay đổi. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác