Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 18 Viết: Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 18 Viết: Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. 
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần làm gì?

  • A. Phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.
  • B. Chú ý cách sử dụng từ ngữ của mình.
  • C. A, B đều không đúng.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 3: Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe là gì?

  • A. Nêu nội dung câu chuyện mình tưởng tượng.
  • B. Nêu nhận xét, cảm nghĩ.
  • C. Giới thiệu câu chuyện mình tưởng tượng.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện. 
  • B. Kể về câu chuyện mình tưởng tượng.
  • C. Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện.
  • D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì?

  • A. Khẳng định mình thích hay không thích câu chuyện.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.

Câu 6: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?

  • A. Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
  • B. Bổ sung lời thoại của nhân vật.
  • C. Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, ý nào sau đây là phù hợp?

  • A. Câu chuyện phải được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
  • B. Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
  • C. Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn tưởng tượng?

  • A. Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện.
  • B. Nêu ý kiến về câu chuyện tưởng tượng.
  • C. Viết tiếp đoạn kết.
  • D. Viết thêm nội dung cho câu chuyện.

Câu 9: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng là gì?

  • A. Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
  • B. Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng là giới thiệu nội dung tưởng tượng của em.
  • B. Phần triển khai là giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng.
  • C. Phần kết thúc của câu chuyện là nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
  • D. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan tỏa. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những viên hồng ngọc lấp lánh. Một mái vòm ngọc bích tỏa ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xòe nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc. Mi-tin nhìn thấy một em bé tóc nâu đang chăm chú lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc. Ở bông hoa bên cạnh, một bé gái tóc vàng ngắm nghía những chiếc bình pha lê chứa đầy chất lỏng màu hồng. Mi-tin giật tay anh: “Mình qua đó hỏi chuyện các bạn nhỏ đi!”.

(Đỗ Anh Khoa)

Câu 11: Câu mở đoạn có tác dụng gì?

  • A. Giới thiệu về cuộc trải nghiệm của Tin-tin và Mi-tin.
  • B. Nêu cảm nhận của tác giả về hai nhân vật Tin-tin và Mi-tin.
  • C. Làm nổi bật suy nghĩ của tác giả về cuộc hành trình của Tin-tin và Mi-tin.
  • D. Giới thiệu về hành trình bước vào Vương quốc Tương Lai của Tin-tin và Mi-tin.

Câu 12: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

  • A. Miêu tả khung cảnh phía sau cánh cửa.
  • B. Miêu tả hoạt động của con người phía sau cánh cửa.
  • C. Cả A và B.
  • D. Miêu tả gian phòng nơi Tin-tin và Mi-tin sống.

Câu 13: Chi tiết nào trong đoạn văn do người viết tưởng tượng ra?

  • A. Khung cảnh phía sau cánh cửa khi Tin-tin và Mi-tin bước vào Vương quốc Tương Lai.
  • B. Mi-tin và Tin-tin cùng nhau tới Vương quốc Tương Lai.
  • C. Tin-tin và Mi-tin gặp gỡ các em bé của Vương quốc Tương Lai.
  • D. Không có đáp án đúng.

Câu 14: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là gì?

  • A. Nhân vật trong câu chuyện đó.
  • B. Nội dung của câu chuyện đó.
  • C. Trí tưởng tượng của người viết.
  • D. Cả A và B.

Câu 15: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết có thể thể hiện những cảm xúc gì?

  • A. Cảm động, khâm phục.
  • B. Ca ngợi, tự hào.
  • C. Coi thường, chế nhạo.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác