Tắt QC

Trắc nghiệm toán 8 cánh diều Bài 5 Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 8 Bài 5 Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên?

  • A. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2";
  • B. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa”;
  • C. “Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp”;
  • D. “Số đồng xu xuất hiện mặt ngửa gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt sấp”.
Câu 2: Một hộp có 12 quả bóng cùng màu, mỗi quả được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 12; hai quả khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên quả bóng được lấy ra là hợp số”. Kết quả thuận lợi cho biến cố trên là:
  • A. 4, 6, 8, 9, 10, 12;
  • B. 3, 4, 6, 8, 9, 12;
  • C. 4, 5, 7, 8, 10, 11;
  • D. 1, 2, 4, 6, 8, 12.

Câu 3: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện có số chấm là số nguyên tố”. Những kết quả thuận lợi cho biến cố trên là:

  • A. 1, 2, 3;
  • B. 2, 3, 5;
  • C. 2, 4, 6;
  • D. 1, 3, 5.
Câu 4: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra?
  • A. 5;
  • B. 1, 2, 3, 4, 5;
  • C. 1, 2, 3;
  • D. 1, 2.

Câu 5: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số được chọn là số chẵn” là:

  • A. 2, 3, 5, 10;
  • B. 2, 6, 7, 8;
  • C. 2, 6, 8, 10;
  • D. 2, 3, 6, 8.

Câu 6: Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, …, 12. Hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Những kết quả thuận lợi cho biến số “Số xuất hiện trên thẻ là số chia hết cho 3” là:

  • A. 3, 6, 9, 12;
  • B. 3, 6, 8, 12;
  • C. 3, 5, 7, 9;
  • D. 2, 4, 6, 8. 

Câu 7: Gieo ngẫu nhiên ba đồng xu phân biệt một lần. Kí hiệu S, N lần lượt chỉ đồng xu lật mặt sấp, lật mặt ngửa. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Có ít nhất hai đồng xu xuất hiện mặt ngửa” là:

  • A. NNS, NSN, SNN;
  • B. NNS, NSN, SNN, NNN;
  • C. N, N, S;
  • D. N, N, N.

Câu 8: Xét phép thử tung con xúc xắc 6 mặt hai lần. Cho biến cố “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau”, các kết quả thuận lợi cho biến cố này là:

  • A. (1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (4, 5), (5, 5);
  • B. (1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6);
  • C. (1, 2), (2, 3), (3, 4), (4, 5), (4, 5), (5, 5);
  • D. (1, 2), (2, 1), (3, 3), (4, 4), (4, 5), (5, 5);
Câu 9: Trong một hộp có 1 quả bóng xanh và 9 bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp, hỏi có tất cả bao nhiêu kết quả thuận lợi?
  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4;

Câu 10: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi các số 1, 2, …, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4”?

  • A. 3;
  • B. 4;
  • C. 5;
  • D. 6.
Câu 11: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên gồm 2 chữ số. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 9”?
  • A. 4;
  • B. 9;
  • C. 12;
  • D. 16.

Câu 12: Một nhóm có 3 bạn nữ là: Ánh, Hạnh, Hoa và 4 bạn nam là An, Bình, Dũng, Hùng. Cô giáo gọi ngẫu nhiên một bạn lên bảng làm bài. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được gọi là học sinh nam”?

  • A. An; Hạnh, Hoa;
  • B. Bình, Dũng;
  • C. An, Bình, Dũng, Hùng;
  • D. Ánh, Hạnh, Hoa.

Câu 13: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số” là

  • A. 8, 27, 64;
  • B. 49, 27, 64;
  • C. 12, 27, 64;
  • D. 27, 64.

Câu 14: Cuối tuần, Trung được bố mẹ cho phép đến nhà Thành chơi nhưng con đường Trung thường đi đang sửa chữa nên Trung phải đi đường khác. Giữa đường có 4 ngã rẽ, nhưng chỉ có một ngã dẫn đến nhà Thành, Trung không nhớ cần rẽ ngã nào. Có mấy kết quả có thể khi Trung chọn ngã rẽ?

  • A. 2 kết quả;
  • B. 3 kết quả;
  • C. 4 kết quả;
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Vòng tứ kết cuộc thi bơi lội có sáu trường với 8 học sinh đại diện tham gia:

- THCS Nguyễn Huệ: Kiệt

- THCS Nguyễn Khuyến: Long

- THCS Chu Văn An: Nguyên và Đăng

- THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm: Minh

- THCS Lưu Văn Liệt: Thành

- THCS Nguyễn Du: Kha và Bình

Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Người chiến thắng không phải đến từ trường THCS Nguyễn Du” là:

  • A. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long, Minh;
  • B. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long, Minh, Kha;
  • C. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long;
  • D. Kha, Long, Nguyên, Đăng, Bình.

Câu 16: An lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong một túi đựng 3 bi xanh và 2 bi đỏ. Đâu là biến cố chắc chắn?

  • A. "An lấy được toàn bi xanh”
  • B. “An lấy được bi xanh hoặc bi đỏ”
  • C. “An lấy được toàn bi đỏ”
  • D. “An lấy được bi có 2 màu khác nhau”

Câu 17: Nga quay vòng quay may mắn sau:

1

Biến cố chắc chắn là:

  • A. “Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 2000"
  • B. “Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100"
  • C. “Nga quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 18: Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện. Mô tả biến cố: “ Xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 3"

  • A. {1;2}
  • B. {0;1;2}
  • C. {3;4;5;6}
  • D. {1;2;3}

Câu 19: "Pari là thủ đô nước Ý” là:

  • A. Biến cố ngẫu nhiên
  • B. Biến cố chắc chắn
  • C. Biến cố không thể
  • D. Không phải là biến cố

Câu 20: "Bà nội là mẹ của bố em” là

  • A. Biến cố ngẫu nhiên
  • B. Biến cố chắc chắn
  • C. Biến cố không thể
  • D. Không phải là biến cố

Câu 21: "Một năm có 365 ngày” là:

  • A. Biến cố ngẫu nhiên
  • B. Biến cố chắc chắn
  • C. Biến cố không thể
  • D. Không phải là biến cố

Câu 22: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2;3;5;6;7;8;10;12;13;15}. Trong các biến cố sau, có bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên?

A: “ Số được chọn là số nguyên tố”
B: “ Số được chọn là số bé hơn 11
C: “ Số được chọn là số chính phương”
D: “ Số được chọn là số chẵn”
E: “ Số được chọn là số tự nhiên”
F: “ Số được chọn là số lẻ”

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 23: Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố ngẫu nhiên?

  • A. Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc
    xắc bé hơn 8.
  • B. Có 2 lần nguyệt thực trong năm tới
  • C. Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
  • D. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á

Câu 24: Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố không thể?

  • A. Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc
  • xắc bé hơn 8.
  • B. Đội tuyển Bồ Đào Nha vô địch kì World Cup tới
  • C. Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16
  • D. Lượng mưa tại Hà Nội năm tới là 2000 mm.

Câu 25: Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố chắc chắn?

  • A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất
  • B. Khi gieo đồng xu thì được mặt ngửa
  • C. Có 9 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới
  • D. Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Đông

Câu 26: Một hộp có 10 lá thăm có kích thước giống nhau và được đánh số từ 1 đến 10. Lấy ngẫu nhiên 1 lá thăm từ hộp. Tính xác suất của biến cố “Lấy được là thăm ghi số 9”.

  • A. 0
  • B. $\frac{9}{10}$
  • C. $\frac{1}{10}$
  • D. 1

Câu 27: Trước trận chung kết bóng đá World Cup năm 2010 giữa hai đội Hà Lan và Tây Ban Nha, để dự đoán kết quả người ta bỏ cùng loại thức ăn vào hai hộp giống nhau, một hộp có gắn cờ Hà Lan, một hộp gần cờ Tây Ban Nha và cho Paul chọn hộp thức ăn. Người ta cho rằng nếu Paul chọn hộp gắn cờ nước nào thì đội bóng của nước đó thắng. Paul chọn ngẫu nhiên một hộp. Tính xác suất để Paul dự đoán đội Tây Ban Nha thắng.

  • A. $\frac{3}{10}$
  • B. $\frac{1}{2}$
  • C. $\frac{7}{10}$
  • D. $\frac{9}{10}$

Câu 28: Đội múa có 1 bạn nam và 5 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn để phỏng vấn. Biết mỗi bạn đều có khả năng được chọn. Tính xác suất của biến cố “Bạn được chọn là nam”.

  • A. 1
  • B. $\frac{1}{5}$
  • C. $\frac{5}{6}$
  • D. $\frac{1}{6}$

Câu 29: Trong 100 lần tung xí ngầu, được 6 điểm xuất hiện 15 lần. Xác suất thực nghiệm để được 6 điểm là:

  • A. 0,15
  • B. 0,3
  • C. 0,45
  • D. 0,6

Câu 30: Trong 10 lần tung đồng xu, mặt sấp xuất hiện 6 lần. Xác suất thực nghiệm để được mặt sấp là:

  • A. 0,4
  • B. 0,5
  • C. 0,6
  • D. 0,7

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác